Bài soạn lớp 11: Vịnh khoa thi hương

Hướng dẫn soạn bài: Vịnh khoa thi hương - Trang 33 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả:

  • Tú Xương là một người rất lận đận trong chuyện thi cử. Ông thi nhiều lần và đều hỏng, chỉ đỗ đến tú tài. Ông lại sống và thời buổi “mưa Âu gió Mĩ”, thời kì khủng hoảng của những qua hệ đạo đức truyền thống. Cay đắng của số phận riêng cùng với những điều ngang tai trái mắt của cuộc sống thị thành đã khiến Tú Xương trở thành một nhà thơ trào phúng tiêu biểu của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Tác phẩm:

  • Hoàn cảnh sáng tác: 1897 nhà thơ dự kì thi Hương ở Nam Định, trong kì thi này có sĩ tử Hà Nội xuống thi chung, có các quan Toàn quyền Đông dương và Công sứ Nam Định đến dự.
  • Thể loại và đề tài: 
    • Thơ Thất ngôn bát cú. 
    • Đề tài :thi cử.
  • Đại ý:
    • Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường thi cử của riêng ông.
    • Phản ánh hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân phong kiến buổi đầu, đồng thời thể hiện su phẫn uất của nhà thơ trước tình cảm nước nhà.
  • Bố cục: 3 phần
    • Phần 1: 4 câu đầu
    • Phần 2: Sáu câu tiếp
    • Phần 3: Sáu câu còn lại

Câu 1: Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường?

Trả lời:

Nhà nước ba năm mở một khoa 

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

  • Có tính tự sự,nhằm kể lại cuộc thi.
  • “Nhà nước ba năm mở một khoa”: Quy định bình thường của lệ thi cử nhưng trước đây là triều đình tổ chức thi nay là ”nhà nước” -> cho thấy sự thay đổi.
  • “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: Một sự bất thường vì trước đây sĩ tử ở Nam Định với Hà Nội thi riêng nay sĩ tử từ Hà Nội xuống Nam Định thi mà là thi “lẫn”-> Sự ô hợp, nhốn nháo, thiếu tính trang nghiêm nề nếp của trường thi.

Câu 2: Anh/chị có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường?...

Anh/chị có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? Từ hai câu thơ 3 và 4, anh/chị có cảm nghĩ như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

Trả lời:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa

  • Hai câu thực đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi.
    • Cách đảo trật tự cú pháp: "Lôi thôi sĩ tử", "ậm ọe quan trường"
    • Các từ giàu hình ảnh: lôi thôi, đeo lọ cùng với những từ chỉ âm thanh: ậm ọe, thét loa.

=> Đó là hình ảnh khái quát sự sa sút về nho phong sĩ khí do sự ô hợp, nhốn nháo của xã hội đưa lại. Hình ảnh sĩ tử thì lôi thôi lếch thếch mất hết vẻ nho nhã, thư sinh. Quan trường không còn quyền uy, mực thước, trang trọng như trước, miệng ậm ọe miệng thét loa gợi lên cái oan nhưng là cái oai cố tạo ra. Từ “ậm ọe” biểu đạt âm thanh của tiếng nói nhưng bị cản lại trong cổ họng đã khẳng định cái oai hờ của quan trường. Biện pháp đảo ngữ cũng giúp người đọc hình dung được tính chất lộn xộn của trường thi.

Câu 3: Phân tích hình ảnh quan sử, bà đầm và sức mạnh châm biếm,...

Phân tích hình ảnh quan sử, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở hai câu 5,6.

Trả lời:

Hình ảnh quan sứ, mụ đầm cho thấy sự mục nát của triều đình phong kiến. Một cuộc thi lựa chọn  nhân tài cho đất nước mà lại để cho bọn ngoại bang đến dự như đi xem hát với váy lê quét đất…

Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kich, châm biếm dữ dội, sâu cay. Nơi cửa Khổng sân Trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm. "Váy lê quét đất" đối với "Lọng cắm rợp trời" (còn làm nhục quốc thể). Tú Xương đã đem cờ che đầu quan sứ đối lập với váy bà đầm, điều này tạo nên một tiếng cười nhưng ẩn trong đó không ít nỗi xót xa.

=> Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.

Câu 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi...

Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

Trả lời:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà

Câu hỏi: “nhân tài đất Bắc nào ai đó” ‚ lời kêu gọi những người có lòng tự tôn dân tộc hãy thức tỉnh lại để:“Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”.

  • “Ngoảnh cổ”: thái độ,tâm thế không cam tâm sống mãi trong cảnh đời nô lệ.
  • “cảnh nước nhà”: hiện trạng đất nước và nỗi nhục mất nước.

=> Tấm lòng yêu nước,căm ghét bọn thực dân xâm lược,thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc .

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net