Bài soạn lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp)

Hướng dẫn soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Trang 35 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân

1. Tìm hiểu ngữ liệu

Cho biết sự khác nhau của các từ hoa trong các câu thơ sau:

Hoa hồng nở, hoa hồng lại rung

(Cảnh chiều hôm – Hồ Chí Minh)

Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Nàng rằng khoảng vắng đêm trường

hoa nên phải đánh đường tìm hoa

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi

(Nguyễn Trãi)

Ta thấy:

  • Từ “hoa 1”phần cây cỏ nở ra đầu mút cành nhỏ rồi kết lại thành quả → nghĩa gốc.
  • Từ “hoa 2” chỉ nước mắt người con gái đẹp.
  • Từ “hoa 3” vì tình yêu của Thúy Kiều mà Kim Trọng phải tìm nàng.
  • Từ “hoa 4” chỉ người quân tử trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất công, thua thiệt, uất ức. Cỏ chỉ bọn quan tham.

Ghi nhớ:

  • Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh ra lời nói cụ thể của mình đồng thời để lĩnh hội lời nói cá nhân khác.
  • Ngược lại lời nói cá nhân vừa là biểu hiện của ngôn ngữ  chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung.

[Luyện tập] Câu 1: Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người...

Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa "mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực" (Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du (trong Truyện Kiều) đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ nách như thế nào?

Nách tường bông liễu bay sang láng giềng

Trả lời:

  • Từ nách trong câu thơ của Nguyễn Du là để chỉ vị trí tiếp giáp giữa hai bức tường của hai nhà gần nhau. Việc sử dụng từ nách trong câu thơ khiến cho câu thơ càng tăng sức gợi hình, gợi cảm và người đọc có thể hình dung khoảng cách giữa hai nhà chỉ gần trong gang tấc. Nếu thay thế từ nách bằng từ vách hay tường thì câu thơ sẽ mất đi giá trị, mất đi cái hay của nó.
  • Từ nách trong câu thơ được sử dụng với nghĩa chuyển theo cách ẩn dụ. Vì giữa nghĩa thực và nghĩa chuyển có nét tương đồng đều là vị trí tiếp giáp, một cái là trên cơ thể con người, một cái là của sự vật.

[Luyện tập] Câu 2: Trong những câu thơ sau đây, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo...

Trong những câu thơ sau đây, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời nói của mỗi người.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

(Hồ Xuân Hương, Tự tình - Bài II)

Cảnh xuân đã bẻ cho người chuyên tay

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân 

(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)

    Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đấy nước càng ngày càng xuân

(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

Từ xuân theo nghĩa thực là để chỉ một mùa trong năm. Đây là mùa chuyển tiếp từ mùa đông sang hạ. Thời tiết ấm áp hơn, vạn vật đâm chồi nảy lộc. Mùa xuân thường được coi là mùa mở đầu của một năm.

Câu 1: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

  • Xuân (đi): Tuổi xuân, vẻ đẹp của con người
  • Xuân (lại): Nghĩa gốc, chỉ mùa xuân

Câu 2: Cảnh xuân đã bẻ cho người chuyên tay

  • Xuân: Vẻ đẹp người con gái

Câu 3: Mùa xuânlà tết trồng cây / Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

  • Mùa  xuân: Nghĩa gốc, chỉ mùa đầu tiên trong một năm.
  • Xuân: Sức sống, tươi đẹp.

Câu 4: Mùa xuân là tết trồng cây / Làm cho đấy nước càng ngày càng xuân.

  • Mùa xuân: chỉ mùa xuân của thiên nhiên đất trời với sức sống dồi dào, mãnh liệt.
  • Xuân: chỉ sự phát triển, sức sống và tự do.

[Luyện tập] Câu 3: Cũng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung nhưng mỗi tác giả...

Cũng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sự sáng tạo như thế nào khi sử dụng?

a. Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đẫ cài then đêm sập cửa

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

b. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

(Tố Hữu, Từ ấy)

c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Trả lời:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa.

=> Mặt trời: Nghĩa gốc là mặt trời của tự nhiên đang trong thời điểm hoàng hôn, khi mặt trời chuẩn bị lặn xuống phía Tây. Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh mặt trời với hòn lửa để làm tăng sức gợi hình của mặt trời, giúp người đọc hình dung về màu đỏ rực và những tia nắng cuối ngày cũng chuyển sang màu đỏ đậm sánh như thế.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

=> Mặt trời: Lý tưởng cách mạng. Mặt trời chân lí tức là ánh sáng của lí tưởng cách mạng đã đến với người thanh niên trẻ tuổi Tố Hữu vào lúc ông cần nó nhất, khi bơ vơ, lạc lõng với cuộc đời, sống không có lí tưởng.

Mặt trời trong câu thơ được sử dụng cách chuyển theo nghĩa ẩn dụ vì mặt trời thực và chân lí cách mạng có nhiều nét tương đồng. Mặt trời thực đem tới ánh sáng và sự sống cho vạn vật, tạo điều kiện cho chúng sinh trưởng và phát triển. Còn chân lí cách mạng cũng mang đến ánh sáng và sự sống cho con người Việt Nam khi đưa nhân dân ta thoát khỏi bóng tối của kiếp nô lệ và hướng tới sự tự do, hạnh phúc trong tương lai.

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.

=> Mặt trời( của bắp ): Nghĩa gốc. Mặt trời ( của mẹ): Ẩn dụ -đứa con bé nhỏ của người mẹ Tày, đang ngủ ngon lành trên lưng khi mẹ lên rẫy làm việc.

Mặt trời thứ hai được sử dụng theo nghĩa chuyển ẩn dụ vì mặt trời thực và em bé cũng có điểm tương đồng. Em bé chính là ánh sáng, sự sống trong cuộc đời của người mẹ.

[Luyện tập] Câu 4: Theo anh (chị) trong những câu sau, từ nào là từ mới...

Theo anh (chị) trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào?

a. Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc.

(Báo Quân đội nhân dân)

b. Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăm công nghìn việc không biết mệt.

(Minh Tuyền)

c. Tôi được xem băng ghi hình mọi chi tiết của cuộc mổ [...] bằng ca-mê-ra chuyện dụng của chính máy nội soi.

(Quang Đẩu)

Trả lời:

a. Nhưng ngẫm nghĩ một chút, họ sẽ thấy những vật mọn mằn nhất chứa cả một sự thông tin sâu sắc 

(Báo Quân đội nhân dân)

  • Từ mới: mọn mằn 
  • Tiếng có sẵn: mọn với nghĩa nhỏ đến mức không đáng kể.
  • Quy tắc cấu tạo: láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm m).

-> Từ mọn mằn có nghĩa là nhỏ nhặt, tầm thường ,không đáng kể.

b. Gái miệt vườn giỏi giắn, làm trăm công nghìn việc không biết mệt.

( Minh Tuyền)

  • Từ mới: giỏi giắn
  • Tiếng có sẵn: giỏi
  • Quy tắc cấu tạo:láy hai tiếng, lặp lại phụ âm đầu (âm gi).
  • Giỏi giắn nghĩa là rất giỏi ( có sắc thái thiện cảm, được mến mộ) 

c. Tôi được xem băng ghi hình mọi chi tiết của cuộc mổ ... bằng ca-mê-ra chuyên dụng của chính máy nội soi 

( Quang Đẩu) 

  • Từ mới: nội soi 
  • Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn ( nội, soi) 
  • Theo nguyên tắc động từ chính đi sau, phụ từ bổ sung ý nghĩa được đặt trước.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Copyright @2024 - Designed by baivan.net