[toc:ul]
Tìm hiểu chung của tác phẩm
Tác giả:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 -1888), nhà thơ mù xứ Đồng Nai
- Ông được coi là ngọn cờ đầu của văn học yêu nước thế kỉ XIX.
- Tấm gương sáng về lòng yêu nước, thương dân, dùng ngòi bút chiến đấu.
Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác khoảng sau năm 1850 khi Nguyễn Đình Chiểu đã bị mù, về dạy học và cho bệnh cho dân ở Gia Định.
- Thể loại: Truyện Nôm bác học nhưng lại mang tính chất dân ca.
- Nội dung: Thể hiện những quan niệm đạo đức truyền thống và khát vọng của người bình dân về lẽ công bằng trong khốn khổ xã hội phong kiến.
- Bố cục:
- 6 câu đầu: Đối thoại giữ ông Quán và Vân Tiên
- Từ 7 – 32: Lời ông Quán bàn về lẽ ghét thương.
Câu 1: Tìm điểm chung giữa những đời vua mà ông Quán ghét...
Tìm điểm chung giữa những đời vua mà ông Quán ghét và giữa những con người mà ông Quán thương. Từ đó có nhận xét về cơ sở của Lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu.
Trả lời:
Những điều ông Quán ghét:
- 10 câu thơ trong đoạn trích nói về lẽ ghét. Ghét việc tầm phào, ghét vua Trụ mê dâm, U Vương, Lệ Vương gây ra nhiều mối rắc rối, Ngũ Bá chia rẽ, đổ nát, sớm đầu tối đánh …
- Điểm chung của các vua chúa được nhắc đến: ăn chơi, hoang dâm vô độ, tranh quyền, đoạt lợi, không quan tâm đến chính sự đang rối ren, không nghĩ đến đời sống lầm than cực nhọc của dân.
- Căn nguyên của cái ghét ở đây là do lòng thương dân, vì dân, ghét những kẻ hại dân, làm cho nhân dân sa hầm sẩy hang, chịu lầm than, nhọc nhằn…
Những điều ông Quán Thương:
- 16 câu thơ kế tiếp, ông Quán thương những người có tài, có đức, có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng không đạt sở nguyện. Đó là những nhà nho, nhà thơ, nhà văn, các triết gia nổi tiếng.
- Căn nguyên của cái thương ở đây là chính là lẽ thương đời, thương người và cũng là thương cho chính mình của tác giả. Lẽ thương ấy thấm đẫm tinh thần nhân văn.
Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp...
Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở từ ghép thương trong đoạn thơ này. Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Trả lời:
Ghét và thương là hai tâm trạng đối lập. Từ ghét là thể hiện một trạng thái không thích, một hành động, một con người hay một điều gì đó, nhưng thương lại là một trạng thái hoàn toàn khác, nếu ghét là căm thù người khác, thì thương lại là nỗi niềm thương xót cho con người số phận hay con người nào đó.
Phép đối: Từ ghét và thương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt. (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; ghét ghét – thương thương; lại ghét – lại thương).Ở đây cách đặt như thế để biểu hiện sự đắn đó trong cách hành động của tác giả trước cuộc sống.
Phép lặp cũng như sự vận dụng linh hoạt hai từ ghét – thương đã giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả. Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, đều hết sức nồng nhiệt.
Câu 3: Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích thích câu thơ:...
Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích thích câu thơ: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương
Trả lời:
Sở dĩ Đồ Chiểu đã viết " Vì chưng hay ghét cũng là hay thương " là do:
Yêu và ghét là hai tình cảm có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời trong tâm hồn của nhà thơ. Vì thương yêu triệt để nhân dân nên đương nhiên phải ghét kẻ đã làm cho nhân dân đau khổ dù kẻ đó là ai đi nữa .Chính vì vây ông Quán đã thương yêu những con người chân chính là bậc thánh nhân như Khổng Tử có đức độ hơn người ,có dường lối chính trị đạo đức , bôn ba hết nước này sang nước khác vẫn không được tin dùng chưa kể bản thân còn bị ngộ nhận mà lâm nguy ; thương bậc đức hạnh như Nhan Hồi mà lại chết trẻ; thương bậc hiền tài lỗi lạc trong các triều đại Trung Quốc từ đời Hán đến đời Tống như Đổng Trọng Thư ,Gia Cát Lượng ,Đào Tiềm, Hàn Dũ ,Chu Đôn Di,Trình Hạo ,Trình Di dù cố gắng hết sức vẫn không thực hiện được trọn vẹn hoài bão cứu dân, độ thế của mình .Từ đó ông Quán đã vô cùng căm ghét và đã phê phán nặng nề hạng thiên tử dâm ô , mê muội , bạo ngược như Kiệt,Trụ,U ,Lê , hạng chư hầu nhiều tham vọng như Ngũ bá gây chiến tranh liên miên khiến dân phải lầm than , khốn khổ , ghét "đời thúc quý " chia cắt, chiến tranh liên miên khiến dân không có được nếp sống ổn định an lành .
[Luyện tập] Theo anh (chị) câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm...
Theo anh (chị) câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.
Trả lời:
- câu thơ có thể thâu tóm toàn bộ tư tưởng và tình cảm trong đoạn trích là "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương"
- Đoạn văn cảm nhận về câu thơ:
- Tác giả đã đặt hai trạng thái tình cảm, cảm xúc hoàn toàn trái ngược trong một câu thơ giúp con người ta có thể nhìn nhận rõ hơn về lẽ yêu, lẽ ghét của ông quán. Chứng kiến cảnh tượng dân lầm than, đói khổ trong khi vua chúa, quan lại ăn chơi tráng tác, sa hoa lãng phí thì phàm là những người yêu nước thương dân không ai có thể ngồi yên được. Càng thương dân bao nhiêu thì nỗi căm ghét với xã hội và tầng lớp quan lại quý tộc bấy nhiêu. Cũng như thế, những con người đức hạnh, thương dân càng được nể trọng, yêu quý bao nhiêu thì những kẻ tầm phào, dốt nát, sĩ diện lại càng bị ghét bỏ, ruồng rẫy bấy nhiêu. Trái tim con người có những cung bậc cảm xúc rất đa dạng, phức tạp cho nên hai tình cảm yêu - ghét cứ đan cài, nối tiếp nhau hòa cùng nhịp đập với cuộc đời, với nhân dân, bởi "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương". Đó chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.