Bài soạn lớp 11: Một số thể loại văn học: thơ, truyện

Hướng dẫn soạn bài: Một số thể loại văn học: thơ, truyện - Trang 133 sgk ngữ văn 11 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

[toc:ul]

1. Thơ 

Khái lược về thơ

  • Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng và vần hiệp lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu,... làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thẩm sâu của ý thơ. 

Phân loại

  • Phân theo nội dung biểu hiện có: 
    • Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời. 
    • Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)
    • Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài
  • Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có
    • Thơ lách luật
    • Thơ tự do 
    • Thơ văn xuôi
  • Thơ là thể loại ra đời rất sớm.Những bài hát trong lao động của người nguyên thủy được xem là những hình thức đầu tiên của thơ ca. 

Yêu cầu về đọc thơ

  • Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu hoàn cảnh. Có thể xem sách giáo khoa, xem sách tham khảo để có những vốn hiểu biết ban đầu này.
  • Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, cảnh vật,.. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, chi tiết, vần điệu,... mới cảm nhận được ý thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình. 
  • Từ những câu thơ đẹp, ý thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy nhìn xa và lùi lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Bài thơ có nét gì độc đáo, sáng tạo gì,...

2. Truyện

Khái lược về truyện

  • Khác với thơ ca in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện (trần thuật) nào đó. Ở đây, cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân. Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh. Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.
  • Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp còn có lời độc thoiaj nội tâm. Lời kể khi thì ở bên ngoài khi thì nhập tâm vào nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện gần với ngôn ngữ đời sống.
  • Trong văn học dân gian truyện có nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Văn học trung đại có truyện bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm. Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bản và dung lượng hiện thực người ta phân ra thành truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa. 
  • Truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, nó hướng tới mảnh  nhỏ cuộc sống, có thể kể cả cuộc đời hay một đoạn đời, một chốc lát của nhân vật nhưng vẫn đặt ra được những vấm đề lớn lao, thể hiện những tư tưởng nhân sinh sâu sắc. 
  • Truyện vừa là thể loại văn xuôi cỡ trung bình. Không có sự phân biệt rạch ròi giữa truyện dài và truyện vừa. 

Yêu cầu về đọc truyện

  • Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. 
  • Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị cảu các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật. Chú ý tới nghệ thuật tự sự.
  • Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý ngĩa các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác.
  • Truyện đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng  như thế nào? Xác định giá trị  của truyện ở các phương diện.

Câu 1: Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào?

Trả lời:

Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức ( cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm ). Hình thức tổ chức tác phẩm văn học được xác định trong loại và thể. Loại là phương thức tồn tại chung. Thể là sự hiện thực hóa của loại.

Phần lớn các nhà nghiên cứu đều tán thành phân các tác phẩm văn học thành ba loại lớn: trữ tình (lấy cảm xúc, tâm trạng con người làm đối tượng thể hiện chủ yếu); tự sự (dùng lời kể, lời miêu tả để xây dựng cốt truyện khắc họa tính cách nhân vật, dựng lên bức tranh về đời sống) và kịch (thông qua lời thoại, hành động của các nhân vật mà tái hiện những xung đột xã hội. Loại trữ tình có các thể: thơ ca, khúc ngâm,… Loại tự sự có các thể: truyện, kí,… Loại kịch có các thể: chính kịch, bi kịch và hài kịch,… Bên cạnh đó, còn có các thể loại khác như nghị luận.

Câu 2: Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ. 

Trả lời:

Đặc trưng của thơ

Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng và vần hiệp lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu,... làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thẩm sâu của ý thơ. 

Phân loại

Phân theo nội dung biểu hiện có: 

  • Thơ trữ tình (đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời. 
  • Thơ tự sự (cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện)
  • Thơ trào phúng (phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài

Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có

  • Thơ lách luật
  • Thơ tự do 
  • Thơ văn xuôi

Thơ là thể loại ra đời rất sớm.Những bài hát trong lao động của người nguyên thủy được xem là những hình thức đầu tiên của thơ ca. 

Yêu cầu về đọc thơ

  • Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu hoàn cảnh. Có thể xem sách giáo khoa, xem sách tham khảo để có những vốn hiểu biết ban đầu này.
  • Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, cảnh vật,.. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, chi tiết, vần điệu,... mới cảm nhận được ý thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình. 
  • Từ những câu thơ đẹp, ý thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy nhìn xa và lùi lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Bài thơ có nét gì độc đáo, sáng tạo gì,...

Câu 3: Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu đọc truyện. 

Trả lời:

  • Đặc trưng của truyện

Khác với thơ ca in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện (trần thuật) nào đó. Ở đây, cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân. Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh. Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.

Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp còn có lời độc thoiaj nội tâm. Lời kể khi thì ở bên ngoài khi thì nhập tâm vào nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện gần với ngôn ngữ đời sống.

  • Các kiểu loại truyện

Trong văn học dân gian truyện có nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Văn học trung đại có truyện bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm. Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bản và dung lượng hiện thực người ta phân ra thành truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa. 

Truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, nó hướng tới mảnh  nhỏ cuộc sống, có thể kể cả cuộc đời hay một đoạn đời, một chốc lát của nhân vật nhưng vẫn đặt ra được những vấm đề lớn lao, thể hiện những tư tưởng nhân sinh sâu sắc. 

Truyện vừa là thể loại văn xuôi cỡ trung bình. Không có sự phân biệt rạch ròi giữa truyện dài và truyện vừa. 

Yêu cầu về đọc truyện

  • Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. 
  • Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị cảu các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật. Chú ý tới nghệ thuật tự sự.
  • Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý ngĩa các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác.
  • Truyện đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng  như thế nào? Xác định giá trị  của truyện ở các phương diện

[Luyện tập] Câu 1: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ...

Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý?

Trả lời:

 Mùa thu vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Thu thường mang đến cho thi sĩ một nỗi buồn man mác, gợi nhớ hay nuối tiếc về một cái gì đó xa xôi, đầy bí ẩn. Dường như không ai vô tình mà không nói đến cảnh thu, tình thu khi đã là thi sĩ! Đến với Nguyễn Khuyến, chúng ta sẽ thấy được điều đó. Cảnh mùa thu trong thơ ông không phải là mùa thu ở bất cứ miền nào, thời nào, mà là mùa thu ở quê ông, vùng đồng chiêm Bắc Bộ lúc bấy giờ.

  • Bài thơ gợi tình yêu và sự gắn bó sâu sắc với thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nếu không phải xuất phát từ sự gắn bó và tình yêu quê hương tha thiết thì không thể vẽ nên một bức tranh thu đẹp, rất đặc trưng và có hồn như thế. Cảnh thu đẹp nhưng có nét buồn phảng phất, đó là nét buồn lan ra từ tâm trạng của nhà thơ. Bài thơ không bộc lộ trực tiếp bất cứ cảm xúc nào của tác giả. Suốt từ đầu đến cuối bài thơ, người đọc mới thấy nhân vật trữ tình xuất hiện trong cái tư thế của người đi câu. Đó là tư thế của con người u uẩn trong nỗi lo âu triền miên, chìm đắm. Cái tình của Nguyễn Khuyến với đất nước, đối với non sông không thể nói là không sâu sắc, chỉ có điều nó trầm lặng, da diết, đậm chất suy tư.
  • Những từ ngữ tác giả sử dụng trong bài thơ như: Nước trong veo, bé tẻo teo,  khẽ đưa vèo, xanh ngắt, ngõ trúc quanh co, vắng teo trước hết đã thể hiện chính xác, sâu sắc cảnh vật mà Nguyễn Khuyến quan sát, miêu tả trong bức tranh mùa thu. Nó có khả năng giúp người đọc cảm nhận dược phong vị riêng của mùa thu, của nhừng miền quê Việt Nam mà ta đã từng đặt chân đến. Bức tranh mùa thu lại được tỏ điểm thêm những chi tiết thật sống động "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo/Cá đâu đớp động dưới chân bèo."
  •   Thứ hai đó là sử dụng linh hoạt ngôn ngữ, giữa miêu tả không gian động và tĩnh, sự điểm xuyết về thời gian….
  • Thứ ba, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng. Nói đến mùa thu là nói đến lá vàng, đó là hình ảnh mang tính ước lệ của thi ca cổ. Nguyễn Khuyến cũng không ra ngoài những thông lệ đó. Những hình ảnh lá vàng trong bài thơ gắn với ao chuôm lại mang dáng dấp riêng của Nguyễn Khuyến khi miêu tả về mùa thu. Một chiếc lá vàng rơi cành bởi làn gió rất nhẹ của mùa thu, xoay xoay rồi liệng nhẹ xuống mặt nước. Đó là một chi tiết rất thực, rất sống của cảnh mùa thu ở làng quê Việt Nam qua tài năng quan sát, qua tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ làm tăng thêm chất sống cho cảnh vật mùa thu nơi đây
  • Thứ tư, đó là việc khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ: những từ trùng phụ âm đầu đi liền nhau như: bé tẻo teo, lơ lửng, đâu đớp động hay cặp điệp vận teo - teo (cặp 2- 6) vừa tạo ra nhịp điệu bằng bằng vi biến trong những mơ hồ của đời, vừa tạo ra vòng lặp quẩn quanh u sầu trong tâm trạng của chính tác giả.

[Luyện tập] Câu 2: Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 

Trả lời:

Về cốt truyện: truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là truyện không có cốt truyện Hai đứa trẻ đúng là rất tiêu biểu cho loại “truyện không có truyện”. Bởi lẽ, cốt truyện chỉ là cảnh một buổi chiều tối ở một phố huyện nghèo nàn, tăm tối, với tiếng trống thu không, cảnh chợ chiều hiu hắt, với một chõng hàng nước, một gánh hàng phở, một gia đình bác xẩm ê a, một bà già điên uống rượu cười sằng sặc và hai chị em cô hàng xén Liên, An cố thức chờ chuyên tàu đêm đi qua... Chỉ có vậy thôi, chẳng có tình huống gây cấn, éo le cũng không có mâu thuẫn xung đột, truyện không có xung đột, không có biến cố nó chỉ là diễn biến thời gian.  .Sách văn 11, năm 1996 nhận định về truyện ngắn của Thạch Lam:" Mỗi truyện ngắn là một bài thơ trữ tình đầy xót thương “.

Về nhân vật: Nhân vật trong truyện là Liên và An, những người dân phố huyện. Truyện không thiên về các sự kiện, tình tiết mà đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật.

Lời kể thì thủ thỉ, tâm tình đầy chất thơ.

Thạch Lam đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng. Nếu như bóng tối nuốt chửng tất cả phố huyện vào trong cái dạ dày tối thui của nó thì ánh sáng xuất hiện với tần số thấp. Đó chỉ là “hột sáng”, “khe ánh sáng”, “đốm sáng”, “vệt sáng”… tất cả đều hiện lên thật bé nhỏ tội nghiệp “ mất đi rồi lại hiện ra trong đêm tối”. Và cùng với ánh sáng nhỏ nhoi, yếu ớt đó là những phận người với cuộc sống bấp bênh, trôi nổi và lụi tàn, le lói như ngọn đèn trước gió. Liên thương hết thảy những con người nơi phố huyện nhỏ bé này. Đó chính là chị Tý với cuộc đời cơ cực “mò cua bắt ốc”, tối đến cùng ghánh hàng nghèo xơ xác chỉ với bát nước chè, điếu thuốc lào, thanh kẹo lạc… tất cả gia tài mưu sinh bên ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Liên thương bác phở Siêu với ghánh phở xa xỉ, ế ẩm nhưng đêm nào cũng thấy bác dọn hàng. Thương bác xẩm với manh chiếu rách tả tơi cùng chiếc thau trắng trống trơn chưa một niềm hi vọng, thương lắm những tiếng đàn bác góp chuyện bật trong yên lặng. Thương bà cụ Thi điên đơn chiếc với tiếng cười chìm vào bóng tối… Cuộc sống phố huyện là như vậy. Đơn điệu, tẻ nhạt. Đêm nào cũng như đêm nào, cứ lặp đi lặp lại.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn 11


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com