[toc:ul]
"Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể !
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng."
Điệp từ “Thật” kết hợp với hàng loạt dấu cảm khẳng định độ chân thật của câu chuyện của tác giả sắp kể.
Cách vào đề gây được mối nghi vấn để gợi trí tò mò ở người đọc, tạo sự hấp dẫn, muốn được nghe câu chuyện được kể sẽ diễn ra như thế nào.
Thi sĩ rất cao hứng đọc văn đọc từ "văn vần" sang "văn xuôi"... cùng đó lại rất đắc ý nên càng đọc thì "văn dài thơ tốt ran cung mây !" càng đọc càng có cảm hứng, càng có cảm xúc nên đọc lại càng hay,kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình. Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe.
Cảm nhận về cá tính,niềm khao khát chân thành của thi sĩ qua đoạn thơ:
Giọng kể của tác giả hào hứng, phấn chấn, tự hào.
Đó là đoạn thi sĩ Tản Đà kể cho Trời nghe về tình cảm khốn khó của kẻ theo đuổi nghề văn trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ:
"Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
....
Biết làm có được mà giám theo."
Trong bài thơ này tác giả sử dụng kết hợp hoàn chỉnh giữa cảm hứng lãng mạn với hiện thực, cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh cuộc sống vừa có chất thơ mà lại vô cùng chân thực, vô cùng đời thường.Qua đó ta thấy cuộc sống qua nhiều mặt, vừa hiểu hơn tâm hồn người thi sĩ, trong xã hội như vậy mà vẫn ngông cuồng, vẫn rất "thơ".
Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ: