Bài soạn ngắn ngữ văn 10 kết nối bài Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư

Soạn ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Bản hoà âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Trước khi đọc tiếp văn bản của Chu Văn Sơn, hãy dừng lại đọc bài thơ của Lưu Trọng Lưu và liệt kê những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây ấn tượng và liên tưởng mạnh ở người đọc.

Trả lời: 

  • Hình thức viết hoa ở chữ đầu của câu thơ: Viết hoa 3 trên 9 câu thơ.

  • Khổ thơ không đồng đều: khổ 5 câu; khổ 4 câu. 

[Đọc] Câu 2: Trong đoạn (2) và (3), thao tác lập luận chính mà tác giả sử dụng là gì?

Trả lời: Thao tác lập luận chứng minh

[Đọc] Câu 3: Xác định câu chủ đề của đoạn (4).

Trả lời: Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

[Đọc] Câu 4: Xác định câu chủ đề của đoạn (4).

Trả lời: 

  • Đoạn 5: tính nhạc
  • Đoạn 6: cấu trúc
  • Đoạn 7: Gieo vần, nhịp điệu

=> Từ đoạn 5 đến đoạn 7, tác giả tập trung vào nghệ thuật của bài thơ (tiếng thơ)

[Đọc] Câu 5: Từ đoạn (8) đến đoạn (12), tác giả tập trung phân tích khía cạnh gì của bài thơ?

Trả lời: 

  • Đoạn 8: đề cập về tiếng thu
  • Đoạn 9: khái quát về tiếng thu
  • Đoạn 10: cái xao xác và xào xạc của tiếng thu
  • Đoạn 11: cái thổn thức, rạo rực của tiếng thu
  • Đoạn 12: sự hoà điệu giữa tiếng thu và tiếng thơ

=> Từ đoạn 8 đến đoạn 12, tác giả tập trung vào nội dung của bài thơ (tiếng thu)

[Đọc] Câu 6: Xác định câu chủ đề của đoạn (13)

Trả lời:Tôi cứ nghĩ, Lưu Trọng Lư chính là chú nai kia, bởi cái nghiêng tai ngơ ngác thi sĩ của nó.

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu" và "tiếng thơ" tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?

Trả lời:  

  • Tiếng thơ: tính nhạc, cấu trúc, gieo vần và nhịp điệu.
  • Tiếng thu: thổn thức, rạo rực, xào xạc

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Trình tự của bài viết đi từ "tiếng thu" hay "tiếng thơ"? Theo tác giả, “tiếng thu" trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gi?

Trả lời: 

  • Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”.
  • Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là:

+ Tiếng thu là một điệu huyền.

+ Tiếng thu là cả một bản hòa âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân.

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Đánh giá về tính hợp lí của cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết.

Trả lời:  Bài viết được triển khai theo luận điểm rõ ràng và cụ thể, mỗi đoạn sẽ có một câu chủ đều riêng, các câu trong đoạn tập trung làm rõ cho câu chủ đề.

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy?

Trả lời: 

  • Thơ xưa thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn. Yên bình, thanh vắng trở thành một đặc tính của vẻ đẹp thiên nhiên trong nghệ thuật cổ điển. Còn Thơ mới không như thế. Âm hưởng đặc trưng nhất vang lên từ đáy hồn thơ mới là tiếng xôn xao.
  • Nguyên nhân: Các nhà thơ cổ điển nhìn thiên nhiên bằng cách nhìn chiêm nghiệm, vốn xem tĩnh là gốc của động, là gốc của sự vận động trong tạo vật. Các nhà Thơ mới muốn dò la cái sự sống tiềm tàng chất chứa bên trong lòng tạo vật. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ Tiếng thu, những thao tác nào được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng? Theo bạn, tại sao những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ?

Trả lời: 

  • Thao tác lập luận phân tích, chứng minh.
  • Những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ, vì cảm nhận thơ, phải gắn liền với phân tích từ ngữ, chứng minh qua từ ngữ. Có như vậy, mới có thể hiểu đúng, hiểu đủ và hiểu hay về ý nghĩa bài thơ biểu đạt.

[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Từ gợi ý trong bài viết của Chu Văn Sơn, theo bạn, sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở những yếu tố nào?Trả lời: 

Sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở: âm điệu của thơ (tính nhạc, bố cục, nhịp điệu, gieo vần) và tư tưởng chủ đề của thơ. 

[Kết nối đọc - viết] Qua các tác phẩm được giới thiệu trong bài Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ.

Trả lời: Thơ ca là một phần không thể thiếu trong nền văn học của mỗi quốc gia. Có lẽ, trong các thể loại văn học, không thể loại nào mà người ta có thể bộc lộ những cảm xúc được tài tình, hàm súc và tập trung như ở trong thơ, và làm thơ từ muôn đời nay vẫn khó, không chỉ làm sao cho có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc, mà còn phải khiến cho cái tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ nằm gọn trong những vẫn thơ của mình. Do đó, các tác phẩm thơ thường mang đến cho người đọc cảm giác lắng đọng và đầy xúc cảm. Các ý thơ có tính hàm xúc cao, để rồi người đọc phải tự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Tình cảm trong thơ không chỉ phác họa chân dung tâm hồn của người nghệ sĩ mà còn gợi mở, thức tỉnh những cảm xúc nội tâm của con người khiến cho lòng người thêm phong phú và tốt đẹp hơn.

Tìm kiếm google: soạn văn 10 bài 2 Kết nối tri thức, soạn văn 10 bài Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, soạn văn 10 bài 2 Kết nối siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com