[toc:ul]
Trả lời: Văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có cách lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu thuyết phục. Các luận điểm có mối liên hệ chặt chẽ, luận điểm trước là tiền đề để luận điểm sau phát triển.
Trả lời:
Đoạn 1:
a. + Về hình thức, đoạn văn bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, thụt đầu hàng, là sự gắn kết của các câu văn và kết thúc bằng dấu ngắt câu.
+ Về nội dung, đoạn văn đã diễn đạt một ý hoàn chỉnh: quan niệm về người nghệ sĩ.
b. Các câu trong đoạn văn có sự mạch lạc với nhau, cùng nói về tấm lòng đồng cảm của con người, trong câu đều nhắc đến các từ “tấm lòng” hay “lòng đồng cảm”.
c. Dấu hiệu cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác của văn bản “Yêu và đồng cảm” là có từ nối: “Nói cách khác”. Điều này cho thấy đoạn văn trước đó tác giả đã đề cập đến nội dung về người nghệ sĩ.
d. Trong đoạn văn, từ ngữ “người”, “đồng cảm”, “chỉ” được lặp lại nhiều lần. Việc lặp như vậy nhằm tạo ra mạch liên kết trong văn bản, giúp các câu trong đoạn văn cùng thống nhất một chủ đề.
Đoạn 2:
a. Phép liên kết được sử dụng chưa đúng cách, chưa phù hợp, nội dung các câu văn chưa có sự liên kết khiến đoạn văn bị rời rạc.
b. Đoạn văn chưa có phương tiện kết nối hợp lí, các câu không nói về cùng một chủ đề.
Đoạn 3:
a. Đó là: lỗi dùng từ liên kết: mặc dù ... nên.
b. + Về nội dung: Các câu không có mối quan hệ triển khai, bổ sung ý nghĩa cho nhau.
+ Về phép liên kết: Sử dụng từ nối không phù hợp: mặc dù ... nên và sử dụng phép thế không phù hợp giữa câu 2 và câu 3.
c.Thay thế bằng: “Vì không tìm thấy được ích lợi của đọc sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên hầu như mọi người đã vứt bỏ thói quen đọc sách.”