[toc:ul]
[Đọc] Câu 1: Hoàn cảnh và tình trạng của Phăng-tin được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
- Một nữ công nhân đang nằm trên giường bệnh, nóng lòng chờ gặp đứa con gái thân yêu mà chị ngỡ đã được ông thị trưởng giúp đưa về.
- Chị không thể chịu đựng bộ mặt gớm ghiếc của Gia-ve, chị thấy mình như tắt thở.
[Đọc] Câu 2: Vì sao người kể chuyện lại lưu ý “từ giờ chúng ta cứ cái tên này mà gọi”?
Trả lời: Vì tác giả muốn nhấn mạnh vào tên Giăng Văn-giăng, tránh nhầm lẫn với tên gọi Ma-đơ-len trước kia của ông.
[Đọc] Câu 3: Chú ý cách miêu tả giọng nói của Gia-ve.
Trả lời: Trong cái điệu hắn nói lên hai tiếng ấy có cái gì man rợ, điên cuồng.
[Đọc] Câu 4: Tại sao Phăng-tin cảm thấy “cả thế giới đang tan biến”?
Trả lời: Chị trông thấy một sự vô lí, vô lí đến nỗi ngay trong những cơn sốt mê sảng hãi hùng nhất, chị cũng không hề thấy có điều như vậy. Chị trông thấy tên chó săn Gia-ve tóm cổ ông thị trưởng và chị thấy ông thị trưởng cúi đầu.
[Đọc] Câu 5: Chú ý ngôn ngữ ra lệnh của Gia-ve và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng qua lời đối thoại.
Trả lời:
- Gia-ve: lớn tiếng, hách dịch, ra lệnh, quát tháo.
- Giăng-văn-giăng: thì thầm, khúm núm, nhún nhường.
[Đọc] Câu 6: Phăng-tin có phản ứng và cảm xúc như thế nào khi nghe đến đứa con gái của mình?
Trả lời: Phản ứng “run lên bần bật”, hốt hoảng, vội vã, lo lắng, bất an.
[Đọc] Câu 7: Chú ý thái độ của Gia-ve khi nói về Giăng Van-giăng.
Trả lời: Thái độ coi thường, khinh bỉ.
[Đọc] Câu 8: Tại sao Gia-ve lại thấy run sợ?
Trả lời: Gia-ve run sợ trước hành động khản kháng của Giăng Van-giăng: “cầm thanh sắt, từ từ đến chỗ giường Phăng-tin”
[Đọc] Câu 9: Chú ý hình thức câu hỏi trong lời của người kể chuyện.
Trả lời: Câu hỏi không được phát ra như một lời thoại của nhân vật mà là câu hỏi trong lời của người kể chuyện. Đây như một cách vừa để hỏi chính mình, vừa để hỏi Giằn Van-giăng
[Đọc] Câu 10: Thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve thể hiện ở câu nói sau cùng trong đoạn trích.
Trả lời: Thái độ bình thản, điềm nhiên nhưng vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt.
[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Có thể chia đoạn trích làm mấy phần? Hãy xác định mối liên hệ giữa các phần ấy.
Trả lời:
- Có thể chia đoạn trích thành 2 phần:
+ Phần 1: đầu ... Phăng-tin đã tắt thở
+ Phần 2: còn lại
- Mối quan hệ giữa 2 phần là mối quan hệ nhân quả.
[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Bạn cảm nhận như thế nào về thái độ và cách ứng xử của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin?
Trả lời: Giăng-van-giăng thấu hiểu, xót thương vô hạn trước nỗi đau và sự bất hạnh của Phăng-tin. Trong tình huống đối mặt với Gia-ve, dù sắp bị bắt nhưng ông hoàn toàn không bận tâm số phận của bản thân, chỉ dành trọn sự quan tâm, lo lắng cho Phăng-tin.
[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve hiện lên như thế nào? Hãy nhận xét về thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này.
Trả lời:
- Nhân vật Gia-ve hiện lên như một kẻ vô nhân tính. Hắn ta đối xử tàn nhẫn, lạnh lùng với tất cả mọi người.
- Người kể thể hiện thái độ căm ghét, lên án, tố cáo đối với nhân vật Gia-ve
[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Phân tích sự thay đổi trong ngôn ngữ và thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve theo diễn biến của đoạn trích.
Trả lời:
- Ban đầu, Giăng Van-giăng nói năng bình tĩnh, không chút sợ hãi, mặc dù biết mình đã rơi vào tay Gia-ve, gọi đích danh “Gia-ve” với tất cả sự coi thường, khinh bỉ.
- Sau đó, vì muốn tìm được con gái cho Phăng-tin, Giăng Van-giăng hạ giọng, gọi ông: “Tôi cầu xin ông có một điều...”
- Khi muốn được nói những lời cuối cùng với Phăng-tin, ông thể hiện thái độ cương quyết, nói nhẹ nhàng nhưng đầy uy quyền: “Tôi khuyên anh đừng có quấy rầy tôi lúc này”
- Kết thúc mọi việc, Giăng Van-giăng đã chấp nhận tình thế một cách chủ động, bình tĩnh: “Giờ anh muốn làm gì thì làm”
=> Thái độ và ngôn ngữ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve liên tục thay đổi nhưng rất phù hợp bởi nó là hệ quả sự tác động của tình huống, từ cách cư xử tàn nhẫn của Gia-ve.
[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích này không? Vì sao?
Trả lời: Đọc đoạn trích, ta có thể thấy quyền năng có giới hạn của người kể chuyện ngôi thứ ba, biểu hiện rõ nhất ở những đoạn miêu tả lời thì thầm của Giăng Van-giăng với Phăng-tin.
[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, nhân vật nào thật sự có uy quyền? Do đâu bạn khẳng định như vậy?
Trả lời: Trong đoạn trích, Gia-ve và Giăng Van-giăng được miêu tả là những người có uy quyền. Nhưng Giăng Van-giăng mới thực sự là người có uy quyền. Uy quyền của Giăng Van-giăng là uy quyền của một người dám hi sinh bản thân để thực hiện nghĩa vụ của lương tâm.
[Trả lời câu hỏi] Câu 7: Trong đoạn trích này, theo bạn, điều gì mới làm nên uy quyền của một con người?
Trả lời: Đó là uy quyền được tạo nên bởi tình thương, sức mạnh của lương tâm và đức hi sinh vì người khác trong nhân vật Giăng Van - giăng.
[Kết nối đọc - viết] Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri không?
Trả lời: Khi đọc những câu chuyện của người kể toàn tri, tôi cảm thấy hứng thú và bị hấp dẫn. Bởi tác giả đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện và khách quan về tác phẩm. Người kể không tham gia vào việc phân tích diễn biến tâm lý hay đưa ra những bình luận, nhận xét về nhân vật. Nhờ đó, người đọc có được khoảng trống để lấp đầy những cảm nhận, suy tư, trăn trở về những sự việc xảy ra trong tác phẩm. Chính người đọc cũng trở thành một người kể chuyện toàn tri khi đồng hành cùng tác giả khám phá những cung bậc cảm xúc, những tình huống bất ngờ trong tác phẩm. Đó chính là hành trình đồng sáng tạo của độc giả. Do đó, những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri luôn có sức hút, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của bạn đọc.