[toc:ul]
Câu 1: Ba truyện kể Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió giúp bạn hiểu được gì về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thần thoại Việt Nam?
Trả lời:
Nội dung: lí giải những hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ
Nghệ thuật:
- Cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn.
- Nhân vật thường là các vị thần hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên với hình dạng khổng lồ, sức mạnh phi thường.
- Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.
- Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn.
Câu 2: Vẽ sơ đồ hoặc lập bảng tổng hợp về các văn bản đã học theo gợi ý sau:
Trả lời:
Tác phẩm | Ngôi kể | Nhân vật chính | Sự kiện chính |
Thần Trụ Trời | Ngôi thứ 3 | Thần Trụ Trời | Thần Trụ trời tách trời và đất, tạo ra những ngọn núi, hòn đảo, cao nguyên, biển cả,… |
Chuyện chức Phán sự đền Tản viên | Ngôi thứ 3 | Ngô Tử Văn | Cuộc đấu tranh chống lại tà ác của Ngô Tử Văn ở trên trần gian và dưới Minh ti. |
Chữ người tử tù | Ngôi thứ 3 | Huấn Cao | Việc xin chữ và cho chữ giữa viên quản ngục và tử tù Huấn Cao. |
Câu 3: Tìm đọc một số truyện thần thoại Việt Nam và thế giới. Chọn một tác phẩm mà bạn yêu thích và chỉ ra các yếu tố đặc trưng của truyện thần thoại: cốt truyện, thời gian, không gian, nhân vật, lời kể,...
Trả lời: "Nữ Oa vá trời" - truyện thần thoại Trung Quốc:
- Cốt truyện: kể việc việc bà Nữ Oa ngày đêm không quản khó khăn, vất vả, một mình hì hục đội đá vá trời cứu loài người.
- Thời gian: Không có thời gian cụ thể
- Không gian: trên cõi trần gian
- Nhân vật: bà Nữ Oa, Thủy Thần, Cung Công, Hỏa Thần, Chúc Dung
- Lời kể ở ngôi thứ 3.
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ) hoặc Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
Trả lời:
Tình huống truyện trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cuộc gặp gỡ đầy éo le giữa Huấn Cao – một người tài hoa, khí phách, đấu tranh để lật đổ xã hội hiện hành và viên quan ngục – một người yêu cái đẹp nhưng lại đại diện cho cái xã hội mà người kia muốn lật đổ. Từ đó, Nguyễn Tuân đã tạo nên một cảnh tượng “xưa nay chưa từng có” – đó chính là cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục. Qua tình huống truyện, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ tính cách từng nhân vật, đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương trong sáng.