Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 kết nối bài Một chuyện đùa nho nhỏ

Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Một chuyện đùa nho nhỏ. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó” hay “bây giờ”? 

Trả lời: 

  • Ngôi kể thứ nhất, người kể xưng “tôi”.
  • Người kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”.

[Đọc] Câu 2: Lưu ý sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a.

Trả lời: Người kể chuyện đồng cảm với nỗi sợ độ cao và sợ trượt tuyết của Na-đi-a. 

[Đọc] Câu 3: Lưu ý câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”.

Trả lời: Ôi, gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!

[Đọc] Câu 4: Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”.

Trả lời: Vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng “tôi” nói điều ấy và không muốn tin gió nói điều ấy.

[Đọc] Câu 5: Lưu ý “độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a.

Trả lời: 

  • Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi.
  • Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không.

[Đọc] Câu 6: Lưu ý hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”.

Trả lời: 

  • Hàng rào cao có đinh nhọn chính là cản trở ngăn cách 2 nhân vật.
  • Hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi” đã cho thấy sự tò mò, muốn tìm hiểu Na-đi-a.

[Đọc] Câu 7: Xác định tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ”.

Trả lời: Tâm trạng hoài niệm, đầy phức tạp. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính?

Trả lời: Ngôi kể thứ nhất, là nhân vật tham gia hành động chính. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần.

Trả lời: Có thể xác định truyện ngắn gồm 4 phần:

  • Đoạn 1 (từ đầu ... đã nói những lời ấy): Lời yêu thương chân thành bột phát của nhân vật “tôi” bất giác trở thành một chuyện đùa, song lại nhen lên trong lòng Na-đi-a khát vọng hạnh phúc cùng những băn khoăn.
  • Đoạn 2 (tiếp ... không còn khả năng hiểu nữa): Na-đi-a say sưa với khát vọng yêu thương, quyết tâm tìm ra nỗi sợ, truy tìm sự thật một mình.
  • Đoạn 3 (tiếp ... thu xếp đồ đạc): cảnh chia tay lúc xuân sang, khoảnh khắc giao cảm một lần nữa bùng lên rồi vụt tắt.
  • Đoạn 4: (còn lại): những suy tư, tiếc nuối, trăn trở nhiều năm sau, khi tất cả chỉ còn là kỉ niệm.

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a.

Trả lời: Tình cảm nhân vật “tôi” dành cho Na-đi-a là tình cảm yêu quý nhưng chưa đủ chân thành để trở thành tình yêu.

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình?

Trả lời: 

  • Trong lần trượt tuyết thứ hai, nhân vật bắt đầu tính toán “đúng vào lúc chiếc xe lao nhanh nhất, tiếng gió gào rít ghê gớm nhất, tôi lại nói” và sau đó lại thể hiện giọng thờ ơ, lãnh đạm
  • Lần thứ ba, anh ta cẩn thận “lấy chiếc khăn tay che miệng đi rồi khẽ hắng lên mấy tiếng”

=> Nhân vật “tôi” không đủ dũng khí thú nhận tình yêu đích thực của mình mà biến nó trở thành một trò đùa cợt, khiến hạnh phúc biến mất trong tầm tay. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”?

Trả lời: Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em” có ý nghĩa vô cùng quan trọng với Na-đi-a. Bởi nó giúp cô cảm nhận được tình yêu mà chàng trai dành cho mình, cảm thấy băn khoăn, trăn trở. Cô gái sẵn sàng trượt tuyết – một công việc cô vốn vô cùng sợ hãi để được nghe lại câu nói đó nhiều lần. Vì, cô thực sự mong mình muốn đó là những lời nói từ “anh” nhưng nỗi sợ quá lớn khiến cô không thể phân định đó là âm thanh từ đâu. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao?

Trả lời: 

Cảnh chia tay lúc xuân sang là sự tương phản giữa khát khao hạnh phúc bừng lên lần cuối rồi tắt đi trong thực tế phũ phàng. Cả cảnh vật và con người đều được miêu tả theo khuynh hướng ấn tượng chung như là một điều gì đó thật đẹp, thật ấm áp nhen nhúm lên rồi tan biến mất. 

Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, tôi sẽ thẳng thắn bày tỏ lòng mình, nói ra những điều băn khoăn trăn trở để không phải hối tiếc vì bất kì điều gì. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 7: Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn.

Trả lời: 

  • Người kể chuyện cố tỏ ra lãnh đạm (qua lâu rồi, cũng thế cả thôi), song khi nhớ về những kỉ niệm thì giọng điệu trở nên buồn thương da diết (“không sao quên được”, “hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời tôi”,...) và câu kết “Còn tôi, bây giờ đã đứng tuổi, tôi không hiểu nổi vì lẽ gì đã nói những lời đó...” ẩn chưa sự day dứt, trăn trở khôn nguôi.
  • Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn xuất phát từ tình yêu thương, lòng đồng cảm, thấu hiểu giữa người với người. Trong cuộc sống, chúng ta phải thấu hiểu, yêu thương mọi người và sẵn sàng bày tỏ tình cảm một cách chân thành nhất. 

[Kết nối đọc - viết] Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ.

Trả lời: Hàng rào xuất hiện trong cảnh chia tay ở đoạn cuối truyện ngắn “Một truyện đùa nho nhỏ” là biểu tượng của sự rào cản, ngăn cách. Từ rào cản vật chất của hoàn cảnh trở thành rào cản trong tinh thần. Hình ảnh “hàng rào có đinh nhọn” chính là sự cản trở, ngăn cách mối quan hệ giữa hai nhân vật. Nhưng hành động “ghế nhìn qua khe hở” của nhân vật tôi và gửi lời theo gió đã cho thấy khát khao giao cảm của hai nhân vật. Nhưng dẫu sao, tình cảm của họ vẫn chưa đủ trọn vẹn, chưa đủ dũng khí để bộc lộ thành lời nói trực tiếp, chưa thế phá bỏ những rào cản ngăn cách. Một người không tự tin vào tình cảm của mình, thiếu sự đồng cảm và một người băn khoăn, trăn trở với tình cảm của đối phương. Chính vì vậy, họ đã đánh mất tình yêu của mình. Hàng rào chỉ là một biểu tượng cho thấy giữa họ đang thiếu sợi dây gắn kết đó là sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương. 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Một chuyện đùa nho nhỏ, Soạn siêu ngắn văn 10 bộ Kết nối tri thức bài 7, Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 Kết nối bài Một chuyện đùa nho nhỏ

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com