[toc:ul]
Trả lời: Tác giả viết “ý tại ngôn tại” là không nhầm, tác giả muốn nói ngôn ngữ trong văn chương không giống với ngôn ngữ thơ. Vì cách diễn đạt của văn xuôi thường rõ nghĩa được biểu hiện trực tiếp trên văn bản hơn thơ.
Trả lời: Hai thuật ngữ không diễn đạt cùng một ý. “Nghĩa tiêu dùng” là nghĩa hay dùng hàng ngày khi giải nghĩa các từ; “nghĩa tự vị” là nghĩa trong từ điển.
Trả lời:
Tác giả “rất ghét” cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm và “không mê” những nhà thơ thần đồng.
Tác giả “ưa” những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.
Trả lời: Đó là khi họ không còn chăm chỉ làm việc trên những trang giấy nữa, hay khi họ thất bại trong “cuộc bầu cử chữ” khắc nghiệt.
Trả lời: Đó là vai trò của ngôn ngữ, của chữ đối với nhà thơ, làm nổi bật quan niệm về nghề thơ của tác giả.
Trả lời: “Dẫu có theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”
Trả lời:
Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả đưa ra đã có sự mạch lạc, có thể thuyết phục được người đọc nhưng chưa thật sự làm nổi bật hai quan niệm trên.
Tác giả có thể đưa ra những bằng chứng về một số nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam, so sánh với các nhà thơ nước ngoài để làm rõ hơn về hai quan niệm trên, tạo thêm sức thuyết phục với người đọc.
Trả lời: Chữ không chỉ là vỏ âm thanh được sử dụng để giao tiếp, trao đổi mà còn là những ngôn từ được tổ chức một cách nghệ thuật, làm nên một bài thơ, một nhà thơ.
Trả lời: Đồng ý. Ví dụ: những câu chữ trong một số bài thơ như Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử, bài Thu hứng của Đỗ Phủ, … đều không chỉ được hiểu ở “nghĩa tiêu dùng” mà chữ trong các bài thơ này còn có âm vang và nhịp điệu truyền tải tiếng lòng của nhà thơ.
Trả lời: Hoạt động sáng tạo thơ ca là một quá trình dài và gian khổ, một con đường gập ghềnh nhiều khó khăn. Hoạt động này gắn liền với những cảm xúc bộc phát ngắn ngủi hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ. Muốn sáng tạo thơ ca thì phải biết chữ và hiểu chữ, hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc.
Trả lời: Nhà thơ Lê Đạt thì nhận định: Những câu thơ hay thường là sản phẩm của công ty hợp doanh giữa thượng đế và phu chữ. Nhà thơ phải suốt đời cần cù chữ. Rõ ràng chữ đã bầu lên nhà thơ. Và như vậy cũng thấy được sự đòi hỏi của chữ với người sáng tạo ra nó. Và tất nhiên cái sự đòi hỏi ấy là chính đáng. Muốn có những câu thơ hay, bài thơ hay phải có những từ đắc địa. Làm được điều này anh sẽ là một nhà thơ. Chỉ khi vậy, người đọc mới thấy được sự giao thoa giữa nghĩa và chữ bởi nó chỉ được phác thảo mờ khuất sau bóng chữ. Điều đó khiến bài thơ hay hơn lên, lấp lánh hơn lên và dĩ nhiên người viết sẽ là nhà thơ thực sự. Khi nhà thơ cần mẫn với chữ thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp nhất để diễn đạt ý cần nói. Ngôn ngữ thường được nhận định là vỏ bọc của tư duy, người viết biết dung hòa hai yếu tố đó để phục vụ cho ý tưởng của mình, nó sẽ đẩy cao được hơn lên giá trị của tác phẩm, ý đồ nghệ thuật, và tư tưởng của nhà thơ cài cắm trong đó. Như vậy, ta thấy “Chữ bầu lên nhà thơ” là một mệnh đề luôn luôn đúng.