Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 kết nối bài Về chính chúng ta

Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Về chính chúng ta. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi.

Trả lời: Nhằm mục đích khơi lên trong bạn đọc mối thắc mắc, quan tâm, thu hút sự chú ý của bạn đọc vào những câu hỏi có vấn đề: giá trị của con người là gì?. 

[Đọc] Câu 2: Câu nào trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả?

Trả lời: Trong bức tranh khoa học rộng lớn ngày nay, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta. 

[Đọc] Câu 3: Xác định hai từ khoá nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn.

Trả lời: các nút (con người) – mạng lưới (thế giới)

[Đọc] Câu 4: Chú ý biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản.

Trả lời: Chúng ta từng tin rằng ..... Chúng ta từng nghĩ rằng.....Chúng ta có cùng..... Chúng ta giống như.....

[Đọc] Câu 5: Chú ý các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để chứng minh cho luận điểm: “Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới”.

Trả lời: 

  • Lí lẽ: Thông tin mà một hệ vật lí này có về hệ vật lý khác không có gì thuộc về ý thức hay chủ quan hết: nó chỉ là mối liên quan mà giữa vật lí định ra giữa trạng thái của vật này với trạng thái của vật khác.
  • Dẫn chứng: Một giọt mưa chứa thông tin về sự hiện diện của một đám mây trên trời; một tia sáng chứa thông tin về màu sắc của chất đã gửi nó đến mắt ta, một cái đồng hồ có thông tin về thời gian trong ngày; gió mang thông tin về một trận bão đang ập đến; virus cảm lạnh có thông tin về tính dễ tổn thương của cái mũi tôi; DNA trong tế bào chúng ta chứa tất cả thông tin về mã di truyền của chúng ta; và não tôi tràn ngập những thông tin được tích luỹ từ trải nghiệm của tôi. 

[Đọc] Câu 6:  Xác định câu văn khái quát ý tưởng chính của đoạn văn. 

Trả lời: Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của tự nhiên; chúng ta là tự nhiên, là một trong vô số các biểu hiện biến thiên vô cùng vô tận của nó.

[Đọc] Câu 7: Hình ảnh nào được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên?

Trả lời: Hình ảnh ngôi nhà được sử dụng để nói về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên” Tự nhiên là nhà của chúng ta và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà cửa của mình.  

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề gì? Quan điểm ấy đã được triển khai thành những luận điểm chính nào?

Trả lời: Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về giá trị của con người trong thế giới tự nhiên. Quan điểm ấy được thể hiện qua các luận điểm:

  • LĐ1: Sự tồn tại của chúng ta chỉ là một phần của vũ trụ
  • LĐ2: Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới
  • LĐ3: Các giá trị đạo đức của chúng ta, cảm xúc của chúng ta, tình yêu của chúng ta cũng là một phần của tự nhiên. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào? Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?

Trả lời: 

- Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng: 

  • Sự hiểu biết của con người về vũ trụ: Trái Đất không phải hành tinh trung tâm; con người có họ với các loài động vật và thực vật khác.
  • Mỗi người đều mang theo dấu vết cái mà mình đã tương tác.
  • Sự tồn tại của các giá trị đạo đức, cảm xúc, tình yêu.

- Những thông tin khoa học trong văn bản là những thông tin đáng tin cậy, giúp cho những luận điểm được củng cố và thuyết phục.

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản.

Trả lời: 

- Yếu tố miêu tả trong văn bản: miêu tả tính chất của thế giới là "lạ lùng, đầy màu sắc và đáng ngạc nhiên". Tác dụng: cho thấy tính chất của thế giới đối với sự hiểu biết của con người.

- Yếu tố biểu cảm trong văn bản: cảm nhận về sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới ("Thật là quyến rũ đến mê hồn."). Tác dụng: Thể hiện cảm xúc của tác giả về sự huyền bí và vẻ đẹp của thế giới, đồng thời giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp ấy.

- Biện pháp tu từ trong văn bản:

  • Nhân hóa: coi thế giới như một cơ thể sống ("Nhưng chúng ta còn là một bộ phận hữu cơ của thế giới mà ta cảm nhận được"). Tác dụng: khiến cho hình ảnh trừu tượng trở nên gần gũi, làm cho người đọc dễ hiểu, dễ hình dung.
  • So sánh:

+ Sự hiểu biết của con người về vũ trụ giống như hiểu biết của đứa trẻ về thế giới xung quanh nó khi còn bé ("Chúng ta giống như đứa trẻ, khi lớn lên nhận ra rằng thế giới không chỉ vỏn vẹn là những gì ở quanh mình như nó tưởng khi còn bé.").
+ Mối quan hệ của tự nhiên với con người với mối quan hệ của con người với ngôi nhà: "Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình".

Tác dụng: làm cho đối tượng được so sánh trở nên gần gũi từ đó người đọc dễ hiểu hơn.

  • Điệp ngữ:

"Một... chứa thông tin về..."
"Một phần... của chúng ta là..."

Tác dụng: Tạo nên nhịp điệu, ấn tượng cho câu văn, giúp người đọc khắc sâu nội dung câu văn.

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn nào, với một thái độ như thế nào?

Trả lời: Trong văn bản, ông không chỉ thể hiện quan điểm về thế giới với tư cách một nhà khoa học mà còn thể hiện một suy tư, cắt nghĩa về bản chất của thực tại, về mối quan hệ giữa con người vào thực tại từ góc nhìn triết học. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Tác giả nghĩ gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?

Trả lời: Tác giả cho rằng thế giới mà chúng ta đang sống là mênh mông, vô hạn; những gì mà chúng ta khám phá ra là hữu hạn. Còn rất nhiều điều chúng ta chưa tìm hiểu hết. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 6: "Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình". Bạn nghĩ gì về nhận định của tác giả? 

Trả lời: Nhận định của tác giả thể hiện những quan niệm sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. “Tự nhiên là nhà của chúng ta” bởi con người được sinh ra bởi tự nhiên và được tự nhiên bao bọc. “Sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” bởi con người có thể làm chủ được cuộc sống của bản thân, khám phá tự nhiên theo nhu cầu của bản thân. Tuy vậy, con người không thể làm chủ tự nhiên bởi đó là một thế giới vô cùng bí ẩn mà không ai có thể đào sâu khám phá hết. 

[Kết nối đọc - viết] Nhận thức nào từ văn bản Về chính chúng ta mà bạn muốn mang theo trong hành trang cuộc sống của mình? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về điều này. 

Trả lời: Nhận định của tác giả thể hiện những quan niệm sâu sắc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. “Tự nhiên là nhà của chúng ta” bởi con người được sinh ra bởi tự nhiên và được tự nhiên bao bọc. “Sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình” bởi con người có thể làm chủ được cuộc sống của bản thân, khám phá tự nhiên theo nhu cầu của bản thân. Tuy vậy, con người không thể làm chủ tự nhiên bởi đó là một thế giới vô cùng bí ẩn mà không ai có thể đào sâu khám phá hết. 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Về chính chúng ta, Soạn siêu ngắn văn 10 bộ Kết nối tri thức bài 9, Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 Kết nối bài Về chính chúng ta

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 kết nối siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net