Bài soạn ngắn ngữ văn 10 kết nối bài Tản Viên từ Phán sự lục

Soạn ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Tản Viên từ Phán sự lục. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn.

Trả lời: Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

[Đọc] Câu 2: Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ công?

Trả lời: Tử Văn cảm thấy rất bất bình và sẵn sàng đòi lại công bằng cho Thổ Công.

[Đọc] Câu 3: Dự đoán kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm.

Trả lời: Tử Văn sẽ làm sáng tỏ mọi việc và giành chiến thắng. 

[Đọc] Câu 4: Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không?

Trả lời: Giống. Vì cuối cùng Tử Văn đã chiến thắng, lấy lại được công bằng cho Thổ công. 

[Đọc] Câu 5: Vì sao Từ Văn đồng ý nhận thức Phán sự đền Tản Viên?

Trả lời: Vì nghe lời khuyên của Thổ công, có thể để lại tiếng về sau cho đời.

[Đọc] Câu 6: Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì?

Trả lời: 

  • Người đưa ra lời bình là tác giả.
  • Nội dung: ca ngợi sự cứng cỏi, dám đương đầu, đấu tranh với cái ác của anh chàng áo vải Ngô Tử Văn.

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Xác định người kể chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên. Những lời kể nào giúp bạn có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử Văn?

Trả lời: 

  • Người kể chuyện là tác giả. 
  • Lời kể cho thấy hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử Văn: "Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực."; "Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả."

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Nêu các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện đó được trình bày theo trình tự nào?

Trả lời:

Các sự kiện chính: 

  • Tử Văn và hành động đốt đền.
  • Tử Văn gặp hồn ma tên Bách hộ Thôi và Thổ thần.
  • Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương.
  • Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức Tản Viên.
  • Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ.

Các sự kiện được kể theo trình tự thời gian. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Tóm tắt diễn biến câu chuyện xử án. Chỉ ra các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên toà. Theo bạn, yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong chiến thắng đó?

Trả lời:

Tóm tắt câu chuyện xử án:

  • Chặng 1: Hồn ma tên tướng giặc: Tố cáo Tử Văn với Diêm Vương; Diêm Vương: Nghe lời tố cáo của tên tướng giặc mà trách măng Tử Văn; Ngô Tử Văn: Tỏ thái độ cứng cỏi trước Diêm Vương đầy uy quyền, đấu tranh vạch mặt tên tướng giặc gian tà.
  • Chặng 2: Hồn ma tên tướng giặc: Tranh cải với Tử Văn, sau lại lo sợ, đạo đức giả: xin giảm án cho Tử Văn; Ngô Tử Văn: Xin đem tư giấy đến đền Tản Viên chứng thực; Diêm Vương: Nghi ngờ, cho người đến đền Tản Viên chứng thực xử cho Tử Văn thắng kiện. 

Yếu tố đóng vai trò quyết định cho chiến thắng của Tử Văn: thái độ cương quyết, khẳng khái của Ngô Tử Văn khiến Diêm Vương phải sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Nhân vật Tử Văn được khắc hoạ chủ yếu qua những chi tiết nào? Chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu, từ đó, nhận xét khái quát về tính cách nhân vật này.

Trả lời: 

Nhân vật Tử Văn được khắc hoạ chủ yếu qua lời nói và hành động:

  • Đốt ngôi đền bị tên tướng giặc họ Thôi chiếm giữ: Thể hiện lòng can đảm, tinh thần chính nghĩa, không phải là hành động bộc phát, nông nổi.

  • Lúc gặp tên tướng giặc trong mộng: Bình tĩnh, điềm nhiên, coi thường sự dọa dẫm của hắn.

  • Lúc gặp và nói chuyện với Thổ Thần: Bình tĩnh, thể hiện sự thông minh, nhanh trí khi hỏi thăm về tên tướng giặc, để chuẩn bị ứng phó.

  • Lúc ở điện Diêm Vương: Gặp cảnh kinh hãi cũng bình tĩnh mà kêu to để hòng kinh oan; Không hề e sợ lời dọa dẫm kết tội của Diêm Vương, sẵn sàng đối chất với tên tướng giặc họ Thôi cho ra nhẽ.

Nhân vật Ngô Tử Văn là một người dũng cảm, cương trực, khẳng khái, luôn sẵn sàng đấu tranh bảo vệ cái tốt và diệt trừ cái xấu.

[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự" và việc người đời sau truyền nhau về "nhà quan Phán sự", tác giả muốn nhấn mạnh điều gi?

Trả lời: Điều đó là người tốt sẽ luôn nhận được những phần thưởng xứng đáng, tiếng tốt sẽ được lưu truyền trong nhân gian.

[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Thế giới thần linh, ma quỷ trong truyện là sản phẩm hư cấu nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Khám phá thế giới đó, bạn hiểu thêm được điều gì về chủ đề của tác phẩm?

Trả lời: Thế giới thần linh, ma quỷ như một tấm gương phản chiếu thực tại xã hội. Qua đó, tác giả muốn phơi bày hiện thực của xã hội phong kiến với đầy rẫy những tệ nạn, các thế lực cường quyền phong kiến chia bè kết phái, hãm hại dân lành. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 7: Nêu quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện. Bạn có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

Trả lời: 

  • Quan niệm về kẻ sĩ là một người cương trực, cứng cỏi, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái ác, không kiêng sợ bất cứ điều gì, chiến đấu đến cùng để bảo vệ lẽ phải.
  • Đồng tình với quan niệm đó. Vì kẻ sĩ là những người tri thức, có hiểu biết, vì vậy không nên vì bất cứ khó khăn gì mà nản lòng, bỏ cuộc.

[Kết nối đọc - viết] Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

Trả lời: Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác giả đã xây dựng tuyến nhân vật thiện-ác tương phản đối lập nhau rõ ràng. Yếu tố này được bộc lộ qua lời nói, hành động, cùng với nội tâm nhân vật chính. Nhân vật Ngô Tử Văn tuy chỉ là người phàm nhưng dũng cảm có tấm lòng hành thiện trượng nghĩa, bình tĩnh trước mọi biến cố xảy đến, khi cần thưa chuyện thì nói năng mạch lạc, chứng cứ rõ ràng, không hề chịu lép vế trước tên giặc họ Thôi. Trái lại hồn ma tên tướng giặc thì có phép thuật, mạnh hơn Tử Văn, thế nhưng lại làm việc ác, giả nhân giả nghĩa, nói dối trắng trợn, cuối cùng đành chịu đuối lý trước sự vạch trần mạnh mẽ, thẳng thắn của Ngô Tử Văn. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Tản Viên từ Phán sự lục, Soạn siêu ngắn văn 10 bộ Kết nối tri thức bài 1, Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 Kết nối bài Tản Viên từ Phán sự lục

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com