Bài soạn ngắn ngữ văn 10 kết nối bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Soạn ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới . Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Nêu tên một truyện kể hoặc bộ phim có nhân vật chính là một vị thần. Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm đó ? 

Trả lời: 

  • Truyện: thần thoại Hy Lạp, Sơn Tinh Thủy Tinh, Con Rồng cháu Tiên,...
  • Phim: cuộc chiến của các vị thần (thần thoại Ấn Độ), truyền thuyết Thánh Gióng (Việt Nam),....
  • Đó là những yếu tố kì ảo vô cùng đặc biệt, con người thường có siêu năng lực làm những điều phi thường, nội dung tác phẩm kì thú, lôi cuốn bạn đọc. 

[Đọc] Câu 2: Có những vị thần nào được liệt kê trong bài vè?

Trả lời: Đó là: thần đếm cát, thần tát biển, thần kể sao, thần đào sông, thần trồng cây, thần xây núi, thần trụ trời.

[Đọc] Câu 3: Mục đích của việc tạo ra nhân vật đứa con thần Gió là gì? 

Trả lời: Nhằm mục đích lí giải cho hiện tượng khi cây ngải gió cuốn bông, cuốn lá lại, người hạ giới lại biết đó là dấu hiệu của việc trời sắp nổi gió, nổi mưa.

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Xác định thời gian, không gian, nhân việt và sự kiện chính trong từng truyện kể.

Trả lời: 

Tên truyện Thần Trụ Trời Thần SétThần Gió
Thời gian Thuở chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người.
Không gianTrời đất hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽoThiên đình và trần gianTrên trời
Nhân vật Ông thần thân thể to lớnThần Sét, Ngọc Hoàng, ông Cường BạoThần Gió, thần Mưa, thần Sét, Ngọc Hoàng, đứa con của thần Gió
Sự kiện chính 
  • Ông thần đứng dậy dùng đầu đội trời, đào đất, đá đắp thành cột cao, to để trống trời. 
  • Thần ném vung đá và đất đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng ra tạo thành một hòn núi hay một hòn đảo. Đất tung tóe mọi nơi tạo thành cồn đồi, cao nguyên.
  • Thần Sét chuyên thi hành luật pháp ở trần gian. Điều này phản ánh sự thịnh nộ của Ngọc Hoàng.
  • Khi xử án: thần nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ và tung lưỡi búa bổ xuống đầu tội nhân.
  • Đã có lần Thần Sét bị Ngọc Hoàng phạt vì đánh lầm người vô tội.
  • Thần Gió làm gió nhỏ hay bão lớn theo lệnh Ngọc Hoàng.
  • Trong lúc thần Gió đi vắng, đứa con nghịch ngợm đã giở quạt của cha làm gió thôi chơi, làm ảnh hưởng đến người dân. Thần Gió đã bị Ngọc Hoàng quở trách. Con của ông bị đày xuống trần.

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Hãy chỉ ra một số dấu hiệu giúp người đọc nhận biết ba truyện kể trên thuộc nhóm thần thoại suy nguyên.

Trả lời:

Các dấu hiệu nhận biết là: 

  • Nhân vật chính là các vị thần sáng tạo thế giới: thần Trụ Trời, thần Sét, thần Gió.
  • Cốt truyện đơn giản: lí giải về sự hình thành của bầu trời, mặt đất, của sấm sét và gió.
  • Chức năng của các nhân vật trong truyện là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên.
  • Thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau.
  • Lối tư duy chất phác, tự nhiên mà sâu sắc cùng trí tưởng tượng bay bổng.

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, thần Trụ Trời, thần Gió, thần Sét có hình dạng và tính khí ra sao? Sự tưởng tượng về các vị thần ấy được hình thành trên cơ sở nào?

Trả lời: 

Trong cái nhìn của con người thời cổ đại:

  • Thần Trụ Trời: thân thể to lớn, chân thần bước một bước là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.
  • Thần Sét: mặt mũi nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội, luôn mang bên mình lưỡi búa đá.
  • Thần Gió: hình dạng kì quặc, không có đầu.

Sự tưởng tượng về các vị thần dựa trên những đặc điểm của những hiện tượng tự nhiên, sức mạnh, sự ảnh hưởng của mỗi vị thần đối với cuộc sống mà con người cần lý giải.

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Công việc của thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió là gì? Công việc đó được miêu tả như thế nào, nhằm mục đích gì?

Trả lời: 

Công việc của: 

  • Thần Trụ Trời: Phân chia trời, đất, tạo ra các ngọn núi, hòn đảo, cao nguyên, biển cả,...
  • Thần Sét: thi hành luật pháp ở trần gian theo lệnh của Ngọc Hoàng.
  • Thần Gió: tạo ra gió, bão ở trần gian.

Công việc được miêu tả dựa trên các hiện tượng thiên nhiên mà người dân quan sát được trong cuộc sống hàng ngày, nhằm mục đích lí giải chúng.

[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Hình tượng thần Trụ Trời, thần Sét và thần Gió phản ánh những quan niệm, nhận thức gì của người xưa về thế giới tự nhiên? Những khát vọng nào đã được họ gửi vào các hình tượng đó?

Trả lời: 

  • Phản ánh sự sùng bái tự nhiên, coi tự nhiên như một thế lực siêu nhiên mà ở đó thế giới thần linh tồn tại, chi phối và điều khiển mọi thứ. Mỗi hiện tượng tự nhiên đều do một vị thần nào nó tạo ra. Điều này phản ánh nhận thức chưa thực sự đúng đắn, đầy đủ và chính xác về tự nhiên.
  • Họ gửi gắm vào các hình tượng thần linh khát vọng khám phá, giải thích và chinh phục tự nhiên.

[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Chỉ ra những đặc điểm nổi bật trong cách xây dựng nhân vật của chùm truyện. Từ đó, nhận xét về thái độ, tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên.

Trả lời:

  • Đặc điểm nổi bật: tính ước lệ, có sức mạnh phi thường và có tầm ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống người dân. Các nhân vật thần linh đều mang một ngoại hình đặc biệt, khác thường.  
  • Tình cảm của người xưa đối với thế giới tự nhiên: tôn sùng, kính trọng.

[Trả lời câu hỏi] Câu 7: Trong những điều làm nên vẻ đẹp “một đi không trở lại" của thần thoại, có niềm tin thiêng liêng về một thế giới mà ở đó vạn vật đều có linh hồn. Theo bạn, niềm tin ấy có còn sức hấp dẫn với con người hiện đại không? Vì sao?

Trả lời: Niềm tin ấy vẫn còn sức hấp dẫn đối với con người hiện đại. Vì các tín ngưỡng của nhân dân ta vẫn còn lưu giữ đến ngày nay như thờ sơn thần, thủy thần, thờ cá ông,...cho thấy ngày nay, chúng ta vẫn luôn có niềm tin vào thế giới linh thiêng.  

[Kết nối đọc - viết] Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.

Trả lời: Nữ Oa là vị thần sinh ra muôn loài. Khi thế gian đang bình yên vô sự thì bỗng một hôm Thủy Thần, Cung Công và Hỏa Thần, Chúc Dung gây sự đánh nhau rất dữ dội. Hậu quả khiến cây cột chống Trời gẫy gập xuống, một góc trời bị sụt lở gây ra tai họa khủng khiếp cho loài người. Để cứu nhân gian, Nữ Oa đã dùng sức mình ngày đêm hì hục vá lại vòm trời. Bà chọn những viên đá ngũ sắc, dùng chúng chất thành núi, sau đó lần lượt vá hết các lỗ hổng trên vòm trời. Vì kiệt sức, người chết đi, thân xác hòa với thiên nhiên. Từ đó, con người sống dưới vòm trời trong xanh, đếm mây ngũ sắc, không còn lo trời sập, không sợ nước lũ và các loài ác thú, chăm lo làm ăn, bốn mùa no đủ, vui tươi. Chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của nhân vật Nữ Oa, thể hiện sự biết ơn, tôn sùng của nhân dân và nó cũng lí giải vì sao trên trời lại có mây ngũ sắc.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới, Soạn siêu ngắn văn 10 bộ Kết nối tri thức bài 1, Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 Kết nối bài Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com