Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 kết nối bài Bảo kính cảnh giới

Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Bảo kính cảnh giới. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Chú ý các động từ, tính từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng.

Trả lời: 

  • Động từ: đùn đùn, phun, tiễn
  • Tính từ: lục, đỏ, hồng
  • Từ láy: lao xao, dắng dỏi, đùn đùn

[Đọc] Câu 2: Hình dung về bức tranh cuộc sống.

Trả lời: Bức tranh thiên nhiên rực rỡ với những gam màu tươi sáng, tràn đầy sức sống

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.

Trả lời: 

  • Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật
  • Bố cục:

+ Phần 1: (câu 1): tư thế nhàn rỗi của nhà thơ

+ Phần 2: (câu 2-6): bức tranh cảnh ngày hè

+ Phần 3: (câu 7-8): Khát vọng của nhà thơ

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình?

Trả lời: Tâm trạng: thảnh thơi, không vướng bận, hòa mình tận hưởng khí trời mát mẻ. Câu thơ mở đầu với một tâm trạng nhàn rỗi nhưng có lẽ Nguyễn Trãi “nhàn thân mà không nhàn tâm”.

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.

Trả lời: 

  • Sự vật: cây hòe, hoa thạch lựu, hoa sen – những hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc của mùa hè
  • Màu sắc: xanh, đỏ, hồng – đều là những gam màu sáng, nổi bật, tạo sự rực rỡ, tràn đầy sức sống
  • Sức sống:

+ “đùn đùn”: sự vật không tĩnh mà chuyển động, mạch sống bên trong đang cuồn cuộn trào dâng 

+ “phun”: sức sống bên trong tràn ra một cách mạnh mẽ, những tia đỏ rực của hoa lựu như bao chùm khắp không gian. 

+ “tiễn”: hương thơm được đưa ra ngoài, tỏa thơm ngát, bao chùm vạn vật 

=> Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong khung cảnh hoàng hôn, thời khắc một ngày dần tàn lụi. Thế nhưng, đối lập với khoảnh khắc cuối ngày ấy, vạn vật lại trở nên căng tràn sức sống hơn bao giờ hết. Thiên nhiên sự vật đang ở trạng thái viên mãn nhất, thăng hoa nhất, tràn đầy nhựa sống nhất.

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.

Trả lời: 

  • Hình ảnh: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương.
  • Âm thanh: lao xao.
  • Con người tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng bạn đọc vẫn có thể cảm nhận dấu hiệu sự sống – một cuộc sống bình dị, ấm êm. 
  • Mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối. Khung cảnh sinh hoạt của con người và mong ước “dân giàu đủ” có mối quan hệ chặt chẽ, thể hiện mong muốn của tác giả: ca ngợi cuộc sống ấm êm, giản dị của người dân và khát vọng nhân dân sẽ luôn được sống đầy đủ, hạnh phúc.

[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ.

Trả lời: Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43) của Nguyễn Trãi kết thúc bằng một câu thơ lục ngôn (6 chữ, trong khi các câu khác 7 chữ). Cách sử dụng đó đã góp phần phá cách thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và thể hiện sự dồn nén trong cảm xúc của Nguyễn Trãi. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì vể vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?

Trả lời:

  • Tâm hồn: yêu thiên nhiên, yêu nước thương dân.
  • Tư tưởng: nhân nghĩa – “lấy dân làm gốc”, luôn chăm lo cho cuộc sống của nhân dân.

[Kết nối đọc - viết] Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố "phá cách" trong bài Bảo kính cảnh giới, bài 43.

Trả lời: Điều đặc biệt trong bài thơ của Nguyễn Trãi đó là câu đầu và câu kết sử dụng lục ngôn. Đó không chỉ là ý thơ dồn nén cảm xúc mà còn là một nét phá cách độc đáo trong thơ Nguyễn Trãi. Bằng cách sử dụng chữ Nôm, đan xen câu lục ngôn và thất ngôn, Nguyễn Trãi đã Việt hóa thể Đường luật, khiến bài thơ đậm đà tính dân tộc. Nếu câu thơ đầu: “Rồi hóng mát thuở ngày trường” vẽ nên một thi nhân hướng về tạo vật thì câu thơ kết: “Dân giàu đủ khắp đòi phương” đã làm nổi bật một nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà nhân đạo hướng về phía nhân dân. Câu thơ kết đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Bảo kính cảnh giới, Soạn siêu ngắn văn 10 bộ Kết nối tri thức bài 6, Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 Kết nối bài Bảo kính cảnh giới

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com