Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 kết nối bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Nhan đề và những thông tin trong phần sa – pô của văn bản có gì đáng chú ý?

Trả lời: Nhan đề và những thông tin trong phần sa-pô nhằm làm nổi bật vấn đề bảo vệ tầng Ozone. 

[Đọc] Câu 2: Theo dõi thông tin về tầng ozone và vai trò của nó.

Trả lời: Tầng Ozone nằm trong độ cao khoảng 15-40km so với bề mặt Trái Đất, thuộc tầng bình lưu và có vai trò như một lớp “kem chống nắng” che chắn cho hành tinh khỏi tia cực tím (UV).  

[Đọc] Câu 3: Chú ý thông tin về hợp chất CFC.

Trả lời: Hợp chất CFC đầu tiên ra mắt thế giới vào năm 1930, được xem là hoá chất hoàn hảo: rẻ tiền, nhiều ứng dụng (chất đẩy trong bình xịt sơn, chất làm lạnh trong máy lạnh, tủ lạnh) và khong tham gia phản ứng hoá học. 

[Đọc] Câu 4: Hai nhà khoa học Mô – li – nơ và Rao – lân đã phát hiện sự thật gì về CFC?

Trả lời: Hai nhà khoa học đã khám phá ra một sự thật hoàn toàn trái ngược. Ở thượng tầng khí quyển, các phân tử khí CFC bị phân huỷ dưới tia UV. Sau đó, mỗi nguyên tử Cl tự do sẽ “cướp lấy” một nguyên tử O, khiến khí Ozone nay chỉ còn là khí Oxygen, tức là “bào” lớp Ozone.

[Đọc] Câu 5: Những tổn hại to lớn mà chất CFC gây ra đối với tầng ozone đã được diễn giải như thế nào? 

Trả lời: ClO hình thành từ sự tương tác giữa nguyên tử Cl và O3 sau đó sẽ bị phá vỡ, nguyên tử Cl trở lại trạng thái tự do để tiếp tục tổn hại tầng Ozone. 

[Đọc] Câu 6: Liên hợp quốc đã có những nỗ lực gì nhằm xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone?

Trả lời: 

  • Đàm phán về một hiệp ước xóa sổ các hóa chất có hại cho tầng ozone - chủ yếu là CFC.
  • Đưa ra nghị định thư Mông-tơ-rê-an có hiệu lực từ năm 1989.

[Đọc] Câu 7: Những nhân tố nào làm nên thành công của sự nỗ lực hồi phục tầng ozone?

Trả lời: 

  • Những cá nhân cụ thể đã kích hoạt quá trình thay đổi quỹ đạo của nhân loại
  • Công chúng
  • Sự đồng thuận quốc tế
  • Hành động nhất quán toàn cầu

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Thông tin chính của văn bản là gì? Đó là thông tin khoa học hay thông tin thời sự chính trị? Vì sao?

Trả lời: 

  • Thông tin chính: sự thành công của việc giảm thiểu tình trạng thủng tầng Ozone. 
  • Đó vừa là thông tin khoa học, vừa là thông tin thời sự chính trị. Vì văn bản cung cấp rất nhiều thông tin khoa học, đồng thời đưa ra thông điệp về vấn đề hợp tác toàn cầu (một vấn đề thời sự chính trị). 

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Hãy nhận xét về cách đặt nhan đề và cách triển khai nội dung của văn bản.

Trả lời: 

  • Cách đặt nhan đề ngắn gọn, sử dụng những từ khoá và dấu hai chấm nhằm truyền tải thông tin một cách dễ hiểu nhất với bạn đọc.
  • Tác giả triển khai nội dung bằng các tiểu mục được in đậm đầu mỗi đoạn, liệt kê các thông tin về ngày tháng, bằng các từ “câu chuyện” xuất hiện ở đầu và cuối bản tin,.... Cách triển khai nội dung văn bản như đang kể một câu chuyện, góp phần tạo sự chú ý, lôi cuốn với bạn đọc.

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Theo bạn, ngôn ngữ của văn bản này đã đáp ứng được những yêu cầu nào của một bản tin? Bạn có đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là "thám tử", "tuyến phòng thủ", và nỗ lực phục hồi tầng ozone là "cuộc chiến"?

Trả lời: 

  • Ngôn ngữ văn bản đáp ứng yêu cầu của một bản tin: ngắn gọn, sáng rõ, đơn giản
  • Đồng tình khi người đưa tin coi nhà nghiên cứu khoa học là “thám tử”, “tuyến phòng thủ” và nỗ lực phục hồi tầng Ozone là trận chiến. Vì đó là những cách nói ví von nhằm thu hút, gây ấn tượng với bạn đọc. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Hãy đánh giá tính hiệu quả của việc đưa phương tiện phi ngôn ngữ vào văn bản.

Trả lời: Hình ảnh minh hoạ giúp người đọc thấy rõ được sự thay đổi của tầng Ozone ở Nam Cực theo thời gian, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề cũng như thấy được những nỗ lực của các nhà nghiên cứu trong “trận chiến” phục hồi tầng Ozone. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Nêu quan điểm chính của tác giả bài viết. Hãy bàn luận về quan điểm ấy.

Trả lời: 

  • Đó là nỗ lực phục hồi tầng ozone là sự thành công của nỗ lực toàn cầu, chung tay góp sức bảo vệ Trái Đất.
  • Để có thể bảo vệ Trái Đất, sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu chỉ là một phần, hơn hết cần có sự đồng lòng đồng thuận của tất cả mọi người. Môi trường là ngôi nhà chung, vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức để giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà ấy. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Hãy tìm hiểu một số vấn đề trên thế giới hiện nay cần đến những nỗ lực toàn cầu và chỉ ra những lí do dẫn đến sự thành công hay chưa thành công trong việc giải quyết những vấn đề ấy. 

Trả lời: 

  • Vấn đề cần đến những nỗ lực toàn cầu: bảo vệ động vật quý hiếm, Nạn đói, Bình đẳng giới, Dịch bệnh, Mất cân bằng sinh thái, .... 
  • Lí do dẫn đến thành công trong việc giải quyết:

+ Tuyên truyền rộng rãi trên toàn thế giới

+ Những biện pháp khắc phục hiệu quả

  • Lí do dẫn đến sự thất bại:

+ Thiếu sự đồng thuận của mọi người

+ Cách giải quyết chưa được triệt để

[Trả lời câu hỏi] Câu 7: Từ hai văn bản Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu (Lê My) và Sự sống và cái chết (Trịnh Xuân Thuận), bạn suy nghĩ gì về sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất?

Trả lời: Sự tồn vong của nhân loại và Trái Đất phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm và sự kết nối của loài người. 

[Trả lời câu hỏi] Câu 8: Theo bạn, thế nào là một bản tin có giá trị?

Trả lời: Đưa ra những thông tin hữu ích, cấp thiết với đời sống; cách truyền đạt sinh động, dễ hiểu, sáng tạo và có tính khách quan và thuyết phục với bạn đọc.

[Kết nối đọc - viết]  Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về giải pháp làm giảm rác thải nhựa trên toàn cầu.

Trả lời: Rác thải nhựa đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Vậy “rác thải nhựa” là gì? Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Nó gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, đến môi trường, đặc biệt là biển cả. Vì vậy, việc giảm thải rác thải nhựa trên toàn cầu đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Một số biện pháp được đưa ra như: Tái sử dụng các loại chai lọ; Sử dụng các dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, muỗng) bằng gỗ, sứ; Hạn chế sử dụng túi nilong nếu không cần thiết; Sử dụng bình thủy tinh đựng nước thay chai nhựa; Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, chủ động phân loại rác thải; Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nhựa một lần. Hãy ngừng tạo ra rác thải nhựa vì cuộc sống của chính bạn và những người xung quanh. 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Kết nối tri thức siêu ngắn bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu, Soạn siêu ngắn văn 10 bộ Kết nối tri thức bài 8, Soạn siêu ngắn ngữ văn 10 Kết nối bài Phục hồi tầng ozone: Thành công hiếm hoi của nỗ lực toàn cầu

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 kết nối siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com