1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Kính lúp là thấu kính hội tụ có:
- A. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ.
B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp.
- C. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
- D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn.
Câu 2: Số bội giác và tiêu cự (đo bằng đơn vị xentimet) của một kính lúp có hệ thức:
- A. G = 25f
- B.
C.
- D. 25 - f
Câu 3: Về mặt cấu tạo, kính lúp là một thấu kính ....(1)...... có tiêu cự ... (2) ....
- A. Phân kì – dài
- B. Hội tụ - dài
- C. Phân kì – ngắn
D. Hội tụ - ngắn
Câu 4: Kính lúp là dụng cụ quang dùng để
- A. bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ
- B. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và thu trên màn để quan sát vật rõ hơn
- C. bổ trợ cho mắt cận thị quan sát được những vật ở rất xa
D. tạo ra một ảnh thật, lớn hơn vật và trong giới hạn nhìn rõ của mắt
Câu 5: Thấu kính nào dưới đây dùng làm kính lúp?
- A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 8 cm.
- B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 70 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 8 cm.
- D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 70 cm.
Câu 6: Trong thực tế, số bội giác thường được ghi trên:
- A. mặt kính lúp
- B. tay cầm
- C. đế kính lúp
D. khung đỡ kính
Câu 7: Khi sử dụng kính lúp để quan sát, người ta cần điều chỉnh cái gì để việc quan sát được thuận lợi?
- A. Điều chỉnh vị trí của vật.
- B. Điều chỉnh vị trí của mắt.
- C. Điều chỉnh vị trí của kính.
D. Điều chỉnh cả vị trí của vật, của kính và của mắt.
Câu 8: Số bội giác của kính lúp cho biết gì?
- A. Độ lớn của ảnh.
- B. Độ lớn của vật.
- C. Vị trí của vật.
D. Độ phóng đại của kính.
2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?
- A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
- B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
- C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.
D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.
Câu 2: Khi nói về kính lúp, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Kính lúp là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ
- B. Vật cần quan sát đặt trước kính lớp cho ảnh ảo có số phóng đại lớn
- C. Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn
D. Vật cần quan sát đặt trước kính lúp cho ảnh thật có số phóng đại lớn
Câu 3: Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất?
- A. Kính lúp có số bội giác G = 5x.
- B. Kính lúp có số bội giác G = 5,5x.
C. Kính lúp có số bội giác G = 6x.
- D. Kính lúp có số bội giác G = 4x.
Câu 4: Chọn câu phát biểu không đúng.
- A. Kính lúp có số bội giác càng nhỏ thì tiêu cự càng dài.
B. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng dài.
- C. Số bội giác của kính lúp không ảnh hưởng đến chiều dài của tiêu cự
- D. Kính lúp có số bội giác càng lớn thì tiêu cự càng ngắn.
Câu 5: Cho một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ (vài cm) như hình vẽ. Khi dùng thấu kính này làm kính lúp thì vật cần quan sát đặt ở
A. trong đoạn OF
- B. bất kì vị trí nào trước thấu kính.
- C. ngoài đoạn OF.
- D. vị trí tùy theo vị trí đặt mắt.
Câu 6: Số bội giác của kính lúp
- A. càng lớn thì tiêu cự càng lớn.
- B. càng nhỏ thì tiêu cự càng nhỏ.
- C. và tiêu cự tỉ lệ thuận.
D. càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ.
Câu 7: Dùng kính lúp có số bội giác 4x và kính lúp có số bội giác 5x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì
- A. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác 5x.
B. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x.
- C. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác 5x.
- D. không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Một người đặt mắt cách kính lúp một khoảng l để quan sát một vật nhỏ, trên kính có ghi 5× . Để số bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chứng, thì khoảng cách l phải bằng
- A. 5cm
B. 10cm
- C. 15cm
- D. 20cm
Câu 2: Dựa trên công thức . Nếu G = 4 thì tiêu cự f bằng bao nhiêu?
A. 6,25 cm.
- B. 2,65 cm.
- C. 6,25 mm.
- D. 2,65 mm.
Câu 3: Trên các kính lúp có ghi 5x, 8x, 10x. Tiêu cự của các thấu kính này lần lượt là f1, f2, f3. Ta có
- A. f3 < f2 < f1.
- B. f1 < f2 < f3.
- C. f3 < f1< f2.
D. f2 < f3 < f1.
4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một người mắt bình thường có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20cm quan sát một vật nhỏ nhờ một kính lúp trên vành ghi 5x. Kính lúp đặt sát mắt. Hỏi vật đặt trong khoảng nào trước kính.
A. 4 cm đến 5 cm
- B. 3 cm đến 5 cm
- C. 4 cm đến 6 cm
- D. 3 cm đến 6 cm
Câu 2: Đặt một vật sáng cách 6cm trước một thấu kính hội tụ thì thu được ảnh thật của nó cách thấu kính 24cm. Dùng thấu kính này làm kính lúp thì số bội giác của nó có giá trị gần nhất
- A. 5x
B. 5,2x
- C. 12,5X
- D. 0,52x