Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 17: Một số dạng năng lượng tái tạo KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Trong tự nhiên, các nhóm nguồn năng lượng gồm có:

  • A. Nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
  • B. Nguồn năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng nhân tạo.
  • C. Nguồn năng lượng nhân tạo và nguồn năng lượng không tái tạo.
  • D. Nguồn năng lượng nhân tạo và nguồn năng lượng tái tạo 

Câu 2: Đối tượng nào sau đây hoạt động sử dụng nguồn năng lượng không tái tạo?

  • A. Tàu hỏa.
  • B. Xe máy điện.
  • C. Bếp điện.
  • D. Than từ lõi ngô.

Câu 3: Năng lượng sinh khối là:

  • A. Năng lượng thu được từ thực vật, gỗ, rơm, rác và chất thải.
  • B. Năng lượng thu được từ vi sinh vật, vi khuẩn có lợi trong tự nhiên.
  • C. Năng lượng thu được từ các loài động vật hoang dã.
  • D. Năng lượng thu được từ các khối đá trong thiên nhiên.

Câu 4: Dạng năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng từ than đá.
  • B. Năng lượng từ xăng.
  • C. Năng lượng Mặt Trời.
  • D. Năng lượng khí gas.

Câu 5: Đâu là nhược điểm của năng lượng sinh khối?

  • A. Có thể gây cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia.
  • B. Chi phí sản xuất cao khiến cho giá thành sản phẩm cũng cao theo.
  • C. Ô nhiễm nhiều hơn năng lượng hóa thạch.
  • D. Phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và khí hậu.

Câu 6: Trường hợp nào sau đây là nguồn năng lượng không tái tạo?

  • A. Năng lượng từ sinh khối.
  • B. Năng lượng từ địa nhiệt.
  • C. Năng lượng từ gió.
  • D. Dầu diesel.

Câu 7: Dạng năng lượng nào không phải là năng lượng tái tạo?

  • A. Năng lượng thuỷ triều.               
  • B. Năng lượng gió.
  • C. Năng lượng mặt trời.                 
  • D. Năng lượng khí đốt.

Câu 8: Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng tái tạo?

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Đâu không phải là ưu điểm của các nguồn năng lượng tái tạo?

  • A. Ít tác động tiêu cực đến môi trường.
  • B. Có khả năng bổ sung, tái tạo nhanh chóng.
  • C. Rẻ tiền, là dạng chất đốt quan trọng trong đời sống cũng như sản xuất.
  • D. Sẵn có trong tự nhiên để sử dụng.

Câu 2: Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì?

  • A. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn.
  • B. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn.
  • C. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu.
  • D. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế.

Câu 3: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết năng lượng tái tạo chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu nguồn năng lượng dùng để sản xuất điện ở nước ta (năm 2015)? 

Trắc nghiệm Năng lượng tái tạo có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức (ảnh 1)

  • A. 3,4%.
  • B. 21,8%.
  • C. 45,9%.
  • D. 28,9%.

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là ưu điểm của năng lượng mặt trời?

  • A. Nguồn năng lượng luôn sẵn trong thiên nhiên.
  • B. Không phát thải các chất gây ô nhiễm 
  • C. Không gây hiệu ứng nhà kính 
  • D. Giá thành sản xuất pin mặt trời rẻ 

Câu 5: Hình ảnh sau đây thuộc dạng năng lượng nào? 

A group of trees and rocks

Description automatically generated

  • A. Năng lượng nhiệt từ trong lòng Trái Đất 
  • B. Năng lượng sinh khối 
  • C. Năng lượng mặt trời 
  • D. Năng lượng từ dầu mỏ 

Câu 6: Đặc điểm của năng lượng mặt trời: 

  • A. Chịu ảnh hưởng bởi thiên tai 
  • B. Phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật 
  • C. Được khai thác gián tiếp qua các thiết bị thu nhiệt 
  • D. Phụ thuộc lớn và các mùa trong năm 

Câu 7: Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của năng lượng từ gió?

  • A. Không gây ô nhiễm môi trường.
  • B. Không tốn nhiên liệu.
  • C. Thiết bị gọn nhẹ.
  • D. Có công suất rất lớn.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Tại tỉnh Ninh Thuận, người ta sử dụng các tuabin gió hoạt động để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là

  • A. năng lượng ánh sáng từ Mặt Trời.
  • B. năng lượng của gió.
  • C. năng lượng của sóng biển.
  • D. năng lượng của dòng nước.

Câu 2: Đất nước Hà Lan nổi tiếng với hình ảnh của những chiếc cối xay gió. Theo em, thông qua những chiếc cối xay gió, năng lượng của gió có thể chuyển hóa chủ yếu thành dạng năng lượng nào?

  • A. năng lượng động năng 
  • B. năng lượng thế năng
  • C. năng lượng nhiệt năng
  • D. năng lượng hóa năng

Câu 3: Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:

  • A. nhà máy phát điện gió
  • B. pin mặt trời
  • C. nhà máy thủy điện
  • D. nhà máy nhiệt điện.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Công nghệ khai thác năng lượng từ sóng biển nào chỉ cần đặt các thiết bị nổi trên mặt biển? 

  • A. Công nghệ Point Absorber
  • B. Công nghệ Oscillating 
  • C. Công nghệ Attenuator
  • D. Công nghệ Attenuator và Oscillating

Câu 2: Vùng biển nào ở Việt Nam có tiềm năng năng lượng sóng biển lớn nhất? 

  • A. Vùng bờ biển miền Bắc từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa 
  • B. Vùng bờ biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Ninh Thuận 
  • C. Vùng bờ biển miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Nam
  • D. Vùng bờ biển miền Nam từ Bình Thuận đến Cà Mau 
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 17: Một số dạng năng lượng tái, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 17: Một số dạng năng lượng tái, Câu hỏi trắc nghiệm bài 17: Một số dạng năng lượng tái KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net