Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Từ bố.
  • B. Từ mẹ 
  • C. Một từ bố, một từ mẹ.
  • D. Không có nguồn gốc.

Câu 2: Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là

  • A. Nhiễm sắc thể.
  • B. Nucleic acid
  • C. Nucleotide.
  • D. Ribosome.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là tính đặc trưng của bộ NST?

  • A. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
  • B. Hình thái và kích thước NST.
  • C. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử.
  • D. Sự nhân đôi, phân li, tổ hợp.

Câu 4:  Tâm động là gì?

  • A. Tâm động là nơi chia NST thành 2 cánh.
  • B. Tâm động là điểm dính NST với sợi tơ trong thoi phân bào.
  • C. Tâm động là nơi có kích thước nhỏ nhất của NST.
  • D. Tâm động là điểm dính NST với protein histone.

Câu 5: Thành phần hoá học chủ yếu của NST là

  • A. Protein và sợi nhiễm sắc.
  • B. Protein histon và nucleic acid.
  • C. Protein và DNA.
  • D. Protein albumin và nucleic acid.

Câu 6: Một NST có dạng điển hình gồm các thành phần

  • A. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.
  • B. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản.
  • C. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai.
  • D. Tâm động, cromatit, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Chromatid chính là NST đơn.
  • B. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.
  • C. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai chromatid đính nhau tại tâm động.
  • D. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.

Câu 8: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi

  • A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
  • B. số lượng, hình thái NST.
  • C. số lượng, cấu trúc NST.
  • D. số lượng không đổi.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Cho các cấu trúc sau:

(1) Chromatid

(2) Sợi cơ bản

(3) DNA xoắn kép

(4) Sợi nhiễm sắc thể

(5) Vùng xếp cuộn

(6) NST ở kì giữa

(7) Nucleosome

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?

  • A. (3) - (7) - (2) - (4) - (5) - (1) - (6).
  • B. (3) - (1) - (2) - (4) - (5) - (7) - (6).
  • C. (2) - (7) - (3) - (4) - (5) - (1) - (6).
  • D. (6) - (7) - (2) - (4) - (5) - (1) - (3).

Câu 2: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của NST

  • A. là những điểm mà tại đó phan tử DNA bắt đầu được nhân đôi.
  • B. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đỏi chéo trong giảm phân.
  • C. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
  • D. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào.

Câu 3: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự

  • A. Phân tử DNA → sợi cơ bản → nucleosome → sợi nhiễm sắc → chromatid.
  • B. Phân tử DNA → nucleosome → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → chromatid.
  • C. Phân tử DNA → nucleosome → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → chromatid.
  • D. Phân tử DNA → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nucleosome → chromatid.

Câu 4: Trong quá trình phân bào, NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kì nào, vì sao?

  • A. Kì giữa, vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.
  • B. Kì sau, vì lúc này NST phân ly nên quan sát được rõ hơn các kì sau.
  • C. Kì trung gian, vì lúc này ADN đã tự nhân đôi xong.
  • D. Kì trước vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.

Câu 5: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi các yếu tố nào?

  • A. Số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
  • B. Số lượng, hình thái NST.
  • C. Số lượng, cấu trúc NST.
  • D. Số lượng không đổi.

Câu 6: Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau:

  • A. Hợp tử có bộ NST lưỡng bội.
  • B. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội.
  • C. Giao tử có bộ NST lưỡng bội.
  • D. Trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n).

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?

  • A. Trên một nhiễm sắc thể có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi.
  • B. Trên nhiễm sắc thẻ có tâm động là vị trí để liên kết với thoi phân bào.
  • C. Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể.
  • D. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ RNA và protein loại histone.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với nhiễm sắc thể?

(1) Chỉ có 1 phân tử RNA.

(2) Đơn vị cấu trúc cơ bản gồm 1 đoạn DNA chứa 146 cặp nucleotide quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử histone.

(3) Có khả năng đóng xoắn và tháo xoắn theo chu kì.

(4) Có khả năng bị đột biến.

(5) Chứa đựng, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 2: Chọn câu đúng trong các câu sau:

1. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ lưỡng bội.

2. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

3. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

4. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lượng không bằng nhau.

5. Trong tế bào sinh dục chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng.

  • A. 1, 2, 3 và 5.
  • B. 2, 3 và 5.
  • C. 3 và 4.
  • D. 2, 3 và 4.

Câu 3: Chọn câu đúng trong số các câu sau:

1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.

2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau.

3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.

4. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

Số phương án đúng là:

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một tế bào xét 1 cặp NST tương đồng. Giả sử mỗi NST có tổng chiều dài các đoạn DNA quấn quanh khối cầu histone để tạo nên nucleosome là 14,892 micromet. Tổng số các phân tử protein histone trong các nucleosome của cặp NST tương đồng này là

  • A. 4800 phân tử.
  • B. 8400 phân tử.
  • C. 1020 phân tử.
  • D. 9600 phân tử.

Câu 2: Đoạn DNA quấn quanh các nucleosome và đoạn nối có khối lượng 12,162.105 đvC. Biết số nucleotide quấn quanh các nucleosome bằng 6,371 lần số nucleotide giữa các đoạn nối. Biết khoảng cách giữa các nucleosome là như nhau. Số phân tử protein histone và số nucleotide hiuwax 2 nucleosome kế tiếp nhâu lần lượt là

  • A. 96 và 50.
  • B. 107 và 50.
  • C. 107 và 550.
  • D. 170 và 550.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm, Câu hỏi trắc nghiệm bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com