Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 13: Năng lượng của dòng điện và công suất điện

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 13: Năng lượng của dòng điện và công suất điện KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Công suất điện cho biết: 

  • A. khả năng thực hiện công của dòng điện.
  • B. năng lượng của dòng điện.
  • C. năng lượng của dòng điện chạy qua một đoạn mạch trong một đơn vị thời gian 
  • D. mức độ mạnh – yếu của dòng điện.

Câu 2: Công thức liên hệ công suất của dòng điện, cường độ dòng điện, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có hiệu điện thế U là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 3: Điện năng là:

  • A. năng lượng điện trở
  • B. năng lượng điện thế
  • C. năng lượng dòng điện
  • D. năng lượng hiệu điện thế

Câu 4: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch không tỉ lệ thuận với

  • A. hiệu điện thế hai đầu mạch.
  • B. nhiệt độ của vật dẫn trong mạch.
  • C. cường độ dòng điện trong mạch.
  • D. thời gian dòng điện chạy qua mạch.

Câu 5: Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa gì?

  • A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V
  • B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V
  • C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V

Câu 6: Trong các nhận xét sau về công suất điện của một đoạn mạch, nhận xét không đúng là:

  • A. Công suất tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu mạch.
  • B. Công suất tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua mạch
  • C. Công suất tỉ lệ nghịch với thời gian dòng điện chạy qua mạch.
  • D. Công suất có đơn vị là oát (W).

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Một bóng đèn có ghi (220V- 60W) mắc vào một nguồn điện. Khi đó cường độ dòng điện qua đèn là 0,18A thì ta thấy đèn sáng

  • A. bình thường 
  • B. sáng yếu
  • C. sáng mạnh 
  • D. không sáng

Câu 2: Hai bóng đèn có các hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 và U2. Biết công suất định mức của hai bóng đèn đó bằng nhau. Tỉ số giữa điện trở của các bóng đèn bằng

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 3: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua điện trở có cường độ I. Công suất toả nhiệt trên điện trở này không thể tính bằng công thức:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 4: Cho đoạn mạch có hiệu điện thế hai đầu không đổi, khi điện trở trong mạch được điều chỉnh tăng 2 lần thì trong cùng khoảng thời gian, năng lượng tiêu thụ của mạch

  • A. giảm 2 lần.
  • B. giảm 4 lần.
  • C. tăng 2 lần
  • D. không đổi.

Câu 5: Hai bóng đèn có công suất lần lượt là: P1 và P2 với P1 < P2 đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế U. Cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn và điện trở của mỗi bóng đèn có mối liên hệ:

  • A. I1 < I2 và R1 > R2
  • B. I1 > I2 và R1 > R2
  • C. I1 < I2 và R1 < R2
  • D. I1 > I2 và R1 < R2

Câu 6: Trên một bóng đèn có ghi: 3V-3W, điện trở của bóng đèn là:

  • A. 9Ω
  • B. 3Ω
  • C. 6Ω
  • D. 12Ω

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Một bóng đèn điện có ghi 220V - 100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn này được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu?

  • A. 12 kW.h
  • B. 400kW.h
  • C. 1440kW.h
  • D. 43200kW.h

Câu 2: Bóng đèn có điện trở 9Ω và hiệu điện thế qua nó là 24V thì nó sáng bình thường. Tính công suất định mức của bóng đèn?

  • A. 22W
  • B. 32W
  • C. 72W
  • D. 64W

Câu 3: Trong 30 ngày chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình mỗi ngày là 4 giờ, tính công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này

  • A. 75 W
  • B. 750 W
  • C. 75 kW
  • D. 750 kW

Câu 4: Một bóng đèn ghi 220V - 75W được thắp sáng liên tục với hiệu điện thế 220V trong 4 giờ. Điện năng mà bóng đèn này sử dụng có thể là giá trị nào sau đây:

  • A. A = 0,3kWh.
  • B. A = 0,3Wh.
  • C. A = 0,3J.
  • D. A = 0,3kWs.

Câu 5: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là:

  • A. 0,5A
  • B. 2A
  • C. 18A
  • D. 1,5A

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một máy lạnh có công suất 1,5HP (1 ngựa rưỡi). Người sử dụng muốn hạn chế điện tiêu thụ trong phạm vi 100kWh mỗi tháng. Trong điều kiện đó, mỗi ngày người này chỉ có thể sử dụng máy lạnh trong thời gian nào? (Cho 1HP = 736W; 1 tháng = 30 ngày)

  • A. 2h30 phút.
  • B. 3h.
  • C. 1h30 phút.
  • D. 30 phút.

Câu 2: Trong 30 ngày chỉ số công tơ điện của một gia đình tăng thêm 75 số. Biết rằng thời gia sử dụng điện trung bình trong mỗi ngày là 5 giờ. Giả sử chỉ dùng bóng đèn tròn loại có công suất 100W để chiếu sáng, hỏi gia đình này đã sử dụng bao nhiêu bóng đèn? Coi hiệu điện thế sử dụng chính là hiệu điện thế định mức của các bóng đèn.

  • A. 5 bóng.
  • B. 6 bóng.
  • C. 7 bóng.
  • D. 8 bóng.

Câu 3: Một nồi cơm điện có số ghi trên vỏ là 220V – 400W được sử dụng với hiệu điện thế 220V, trung bình mỗi ngày trong thời gian 2 giờ. Cường độ dòng điện chạy qua dây nung của nồi là : 

  • A. 121 A
  • B. 1,21 A
  • C. 1,82 A
  • D. 182 A
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 13: Năng lượng của dòng điện và, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 13: Năng lượng của dòng điện và, Câu hỏi trắc nghiệm bài 13: Năng lượng của dòng điện và KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net