Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 20: Tạch kim loại và việc sử dụng hợp kim

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 20: Tạch kim loại và việc sử dụng hợp kim KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Nguyên liệu chính để sản xuất kim loại Na trong công nghiệp là

  • A. Na2CO3.  
  • B. NaOH.    
  • C. NaCl.       
  • D. NaNO3.

Câu 2: Các bước cơ bản trong quy trình tách kim loại từ quặng là

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.  D. 

Câu 3: Hàm lượng carbon trong thép chiếm:

  • A. Trên 2%. 
  • B. Dưới 2%. 
  • C. Từ 2% đến 5%. 
  • D. Trên 5%.

Câu 4: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

  • A. Ag.         
  • B. Na.          
  • C. Ca. 
  • D. Mg.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây thu được kim loại Sodium (Na)

  • A. cho Mg tác dụng với dung dịch NaCl.      
  • B. nhiệt phân NaHCO3.
  • C. điện phân nóng chảy NaCl.             
  • D. điện phân dung dịch NaCl.

Câu 6: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

  • A. Fe. 
  • B. Na.          
  • C. Cu.          
  • D. Ag.

Câu 7: Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A. Al, Na, Ba.        
  • B. Ca, Ni, Zn.        
  • C. Mg, Fe, Cu.       
  • D. Fe, Cr, Cu.

Câu 8: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là

  • A. điện phân dung dịch.             
  • B. điện phân nóng chảy.
  • C. nhiệt luyện.                 
  • D. thủy luyện.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Những hợp kim có tính chất nào dưới đây được ứng dụng để chế tạo tên lửa, tàu vũ trụ, máy bay?

  • A. Những hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao, áp suất cao.
  • B. Những hợp kim không gỉ, có tính dẻo cao.
  • C. Những hợp kim có tính cứng cao.
  • D. Những hợp kim có tính dẫn điện tốt.

Câu 2: Ở nhiệt độ cao, H2 khử được oxide nào sau đây?

  • A. K2O.       
  • B. CaO.        
  • C. Na2O.      
  • D. FeO.

Câu 3: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

  • A. Na.          
  • B. Ag.          
  • C. Ca. 
  • D. Fe.

Câu 4: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxide CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm

  • A. Cu, Fe, Al, Mg.           
  • B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
  • C. Cu, Fe, Al2O3, MgO.             
  • D. Cu, Fe, Al, MgO.

Câu 5: Có các nguyên liệu:

(1) Quặng sắt.

(2) Quặng Chromite.

(3) Quặng Bauxite.

(4) Than cốc.

(5) Than đá.

(6) Đá vôi (thành phần chính CaCO3).

Những nguyên liệu dùng để luyện gang là:

  • A. (1), (3), (4), (5).
  • B. (1), (4),
  • C. (1), (3), (5).
  • D. (1), (4), (6).

Câu 6: Cho các phản ứng sau:

(1) CuO + H2 → Cu + H2O;

(2) 2 CuSO4 + 2H2O  →  2Cu + O+ 2H2SO4;

(3) Fe + CuSO4 →  FeSO4 + Cu;

(4) 2Al + Cr2O3 →   Al2O3 + 2Cr.

Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A. 4.  
  • B. 3.   
  • C. 2.   
  • D. 1.

Câu 7: Cho dãy các kim loại sau: Al, Na, Fe, Cu, Zn, Ag, K. Các kim loại trong dãy trên chỉ có thể được điều chế theo phương pháp điện phân nóng chảy các hợp chất là

  • A. Al, Na, Cu.        
  • B. Al, Na, K.          
  • C. Fe, Cu, Zn, Ag. 
  • D. Na, Fe, Zn.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Khử hoàn toàn 32 gam copper (II) oxide bằng khí CO dư, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

  • A. 25,6.       
  • B. 19,2.        
  • C. 6,4.          
  • D. 12,8.

Câu 2: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z:

A diagram of a chemistry experiment

Description automatically generated

Phương trình hoá học của phản ứng tạo thành khí Z là

  • A. CuO + H2  Cu + H2O.                               
  • B. Fe2O3 + 3H2  2Fe + 3H2O.
  • C. CuO + CO C. CuO + CO Cu + CO2.                               Cu + CO2.                              
  • D. 2HCl + CaCO3 CaCl2 + CO2 + H2O.

Câu 3: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.

(b) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ).

(c) Nung nóng hỗn hợp bột Al và FeO (không có không khí).

(d) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư.

(e) Điện phân Al2O3 nóng chảy.

Số thí nghiệm tạo thành kim loại là

  • A. 5.  
  • B. 3.   
  • C. 2.   
  • D. 4.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Một loại quặng sắt có chứa 81,2% Fe3O4. Khối lượng Fe có trong 1 tấn quặng là:

  • A. 858 kg
  • B. 885 kg
  • C. 588 kg
  • D. 724 kg

Câu 2: Cho luồng khí CO dư qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A. 3,75.       
  • B. 3,88.        
  • C. 2,48.        
  • D. 3,92.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 20: Tạch kim loại và việc sử, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 20: Tạch kim loại và việc sử, Câu hỏi trắc nghiệm bài 20: Tạch kim loại và việc sử KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com