Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 34: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 34: Khai thác đá vôi. Công nghiệp silicate KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Các bước chính để khai thác đá vôi là

  • A. Khoan →  bốc xếp và vận chuyển đến nhà máy → chế biến đá vôi.
  • B. Khoan → chế biến đá vôi →  bốc xếp và vận chuyển đến nhà máy.
  • C. Khoan và nổ mìn →  bốc xếp và vận chuyển đến nhà máy → chế biến đá vôi.
  • D. Khoan và nổ mìn → chế biến đá vôi → bốc xếp và vận chuyển đến nhà máy.

Câu 2: Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate. Công thức của calcium carbonate là

  • A. CaSO3.
  • B. CaCl2.
  • C. CaCO3.
  • D. Ca(HCO3)2.

Câu 3: Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là:

  • A. Đất sét, thạch anh, fenspat
  • B. Đất sét, đá vôi, cát
  • C. Cát, thạch anh, đá vôi, soda
  • D. Đất sét, thạch anh, đá vôi

Câu 4: SiO2 là nguyên liệu quan trọng để sản xuất:

  • A. Thủy tinh, đồ gốm.
  • B. Thạch cao.
  • C. Chất dẻo.
  • D. Phân bón hóa học.

Câu 5: Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp silicat?

  • A. Sản xuất xi măng
  • B. Sản xuất đồ gốm
  • C. Sản xuất thủy tinh hữu cơ
  • D. Sản xuất thủy tinh

Câu 6: Để sản xuất thủy tinh loại thông thường (hỗn hợp sodium silicate, calcium silicate) cần các hóa chất sau:

  • A. Đá vôi, H2SiO3, NaOH
  • B. Cát trắng, đá vôi, soda
  • C. Đá vôi, H2SiO3, soda
  • D. Cát trắng, đá vôi, NaOH

Câu 7: Clinker được sản xuất bằng cách:

  • A. Trộn đất sét với cát sau đó nung ở nhiệt độ cao.
  • B. Nung đất sét ở 1200 - 1300oC.
  • C. Nung hỗn hợp thạch cao, cát với một số oxit kim loại rồi nghiền nhỏ.
  • D. Nghiền nhỏ đá vôi, trộn với đất sét và một ít quặng sắt rồi nung trong lò quay hoặc lò đứng.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về silic?

  • A. Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi.
  • B. Silicon chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.
  • C. Trong tự nhiên Silicon tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất.
  • D. Một số hợp chất của Silicon: cát trắng, đất sét (cao lanh).

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Nhỏ một vài giọt hydrochloric acid lên một viên đá vôi thu được hiện tượng nào sau đây?

  • A. Đá vôi đổi màu.
  • B. Không có hiện tượng gì.
  • C. Sủi bọt khí.
  • D. Đá vôi bốc cháy.

Câu 2: Hợp chất nào của calcium được sử dụng làm nguyên liệu trong sản xuất thủy tinh?

  • A. Thạch cao nung nóng (CaSO4.H2O)
  • B. Calcium hydroxide (Ca(OH)2)
  • C. Đá vôi (CaCO3)
  • D. Vôi sống (CaO)

Câu 3: Calcium hydroxide là chất rắn màu trắng ít tan trong nước. Phát biểu nào sai?

  • A. Dung dịch calcium hydroxide còn gọi là nước vôi trong.
  • B. Dung dịch calcium hydroxide còn gọi là vôi sữa.
  • C. Dung dịch calcium hydroxide có tính base.
  • D. Calcium hydroxide dùng để khử chua đất trồng trọt.

Câu 4: Một số loại thủy tinh có màu là do:

  • A. Cho phẩm màu vào trong quá trình sản xuất.
  • B. Sơn sau khi sản xuất.
  • C. Trong quá trình sản xuất cho thêm một số oxide kim loại.
  • D. Tùy vào tỷ lệ cát, đá vôi và sođa đem nung.

Câu 5: Nguyên liệu đá vôi không được dùng để sản xuất sản phẩm nào sau đây?

  • A. Xi măng.
  • B. Vôi sống.
  • C. Phấn viết bảng.
  • D. Ấm sành.

Câu 6: Dựa vào tính chất nào của thủy tinh để có thể tạo ra được những vật có hình dạng khác nhau?

  • A. Thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao.
  • B. Khi đun nóng, thủy tinh mềm ra rồi mới nóng chảy.
  • C. Thủy tinh có nhiều màu sắc khác nhau.
  • D. Thủy tinh giòn, dễ vỡ.

Câu 7: Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng để làm phấn viết bảng?

  • A. Đá vôi.
  • B. Cát.
  • C. Sỏi.
  • D. Than đá.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Sau khi nung, gạch và ngói thường có màu đỏ, gây nên bởi thành phần nào có trong đất sét?

  • A. Aluminum oxide
  • B. Silicon dioxide
  • C. Iron oxide
  • D. Magnesium oxide

Câu 2: Vấn đề nào sau đây là sai khi nói về khai thác quặng?

  • A. Cần khai thác nhanh chóng, triệt để.
  • B. Khi khai thác quặng cần chú ý đến an toàn lao động.
  • C. Cần kiểm soát và có biện pháp xử lý chất thải khi khai thác quặng.
  • D. Cần khai thác quặng hợp lý để giữ gìn tài sản quốc gia.

Câu 3: Các trị số 30; 40 trên xi măng , ví dụ: PCB: 30; PCB: 40... chỉ điều gì?

  • A. % tỉ lệ trộn xi măng
  • B. % CaO trong xi măng
  • C. Cân nặng của bao xi măng
  • D. giới hạn cường độ nén của xi măng sau 28 ngày

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Để sản xuất 23,9 kg thủy tinh có chứa Na2O, CaO và SiO2 (có công thức dưới dạng Na2O.CaO.6SiO2). Khối lượng Na2CO3, CaCO3 và SiO2 cần dùng là bao nhiêu (biết H = 100%)?

  • A. 4kg Na2CO3; 2,7kg CaCO3 và 10kg SiO2
  • B. 2,5kg Na2CO3; 4kg CaCO3 và 12kg SiO2
  • C. 5,3kg Na2CO3; 5kg CaCO3 và 18kg SiO2
  • D. 11,7kg Na2CO3; 3,6kg CaCO3 và 82kg SiO2

Câu 2: Một loại thủy tinh chịu lực chứa 13% Na2O; 11,7% CaO và 75,3% SiO2 theo khối lượng. Thành phần của loại thủy tinh này biểu diễn dưới dạng các oxide là:

  • A. Na2O.CaO.6SiO2
  • B. Na2O.6CaO.SiO2
  • C. 6Na2O.CaO.SiO2
  • D. 3Na2O.CaO.6SiO2
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 34: Khai thác đá vôi. Công nghiệp, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 34: Khai thác đá vôi. Công nghiệp, Câu hỏi trắc nghiệm bài 34: Khai thác đá vôi. Công nghiệp KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net