Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 41: Đột biến gene

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 41: Đột biến gene KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Đột biến gene xảy ra vào thời điểm nào?

  • A. Khi NST phân ly ở kỳ sau của phân bào.
  • B. Khi tế bào chất phân chia.
  • C. Khi NST dãn xoắn.
  • D. Khi DNA tái bản.

Câu 2: Những tác nhân gây đột biến gen:

  • A. do tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá bên trong tế bào.
  • B. do sự phân li không đồng đều của NST.
  • C. do NST bị tác động cơ học.
  • D. do sự phân li đồng đều của NST.

Câu 3: Đột biến gene xảy ra ở sinh vật nào?

  • A. Sinh vật nhân sơ.
  • B. Sinh vật nhân thực đa bào.
  • C. Sinh vật nhân thực đơn bào.
  • D. Các loài sinh vật có gene.

Câu 4: Dạng đột biến điểm làm dịch khung đọc mã di truyền là:

  • A. thay thế cặp A-T thành cặp T-A.
  • B. thay thế cặp G-C bằng cặp A-T.
  • C. thay thế cặp A-T thành cặp C-G.
  • D. mất cặp A-T hoặc G-C.

Câu 5: Ở người, đột biến gây biến đổi tế bào hồng cầu bình thường thành tế bào hồng cầu hình liềm là dạng đột biến

  • A. lặp đoạn NST.
  • B. mất hoặc thêm một cặp nucleotide.
  • C. mất đoạn NST.
  • D. thay thế một cặp nucleotide.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng về đột biến gene?

  • A. Đột biến gene làm phát sinh allele mới trong quần thể.
  • B. Đột biến gene làm thay đổi vị trí của gene trên NST.
  • C. Đột biến gene có thể làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotide trong gene.
  • D. Đột biến gene làm biến đổi hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.

Câu 7: Căn cứ vào trình tự của các nucleotide trước và sau đột biến của đoạn gen sau, hãy cho biết dạng đột biến:

Trước đột biến:   A T T G X X T X X A A G A X T

                            T A A X G G A G G T T X T G A

Sau đột biến    :   A T T G X X T A X A A G A X T

                         T A A X G G A T G T T X T G A

  • A. Mất một cặp nucleotide.
  • B. Thêm một cặp nucleotide.
  • C. Thay một cặp nucleotide.
  • D. Đảo vị trí một cặp nucleotide.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng?

1. Đột biến gene cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

2. Đột biến gene là đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.

3. Không phải loại đột biến gene nào cũng di truyền được qua quá trình sinh sản hữu tính.

4. Các đột biến gene biểu hiện ra kiểu hình ở cả thể đồng hợp và dị hợp.

5. Đột biến là sự biến đổi vật chất di truyền chỉ ở cấp độ phân tử.

  • A. 2, 4 và 5.    
  • B. 4 và 5.     
  • C. 1, 2 và 5.    
  • D. 3, 4 và 5.

Câu 2: Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối?

  • A. Vì vốn gen trong quần thể rất lớn.
  • B. Vì gen có cấu trúc kém bền vững.
  • C. Vì tác nhân gây đột biến rất nhiều.
  • D. Vì NST bắt cặp và trao đổi chéo trong nguyên phân.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nucleotide?

  • A. Chỉ liên quan tới 1 bộ ba.
  • B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khỏc.
  • C. Làm thay đổi trình tự nucleotide của nhiều bộ ba.
  • D. Có thể không gây ảnh hưởng gì tới cơ thể sinh vật.

Câu 4: Tại sao dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit làm thay đổi nhiều nhất về cấu trúc protein?

  • A. Do phá vở trạng thái hài hoà sẵn có ban đầu của gene.
  • B. Sắp xếp lại các bộ ba từ điểm bị đột biến đến cuối gene dẫn đến sắp xếp lại trình tự các amino acid từ mã bộ ba bị đột biến đến cuối chuỗi polypeptide.
  • C. Làm cho enzyme sửa sai không hoạt động được.
  • D. Làm cho quá trình tổng hợp protein bị rối loạn.

Xét các đoạn gene I, II, III sau:

3’ –AGTTGA-              -AGCTGA-              -GAGCTGA-

5’ –TCAACT-              -TCGACT-                -CTCGAT-

I                            II                               III

Sử dụng dữ liệu trên, trả lời các câu 2 đến 6.

Câu 5: Từ gene I sang gene II là dạng đột biến gì?

  • A. Thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp C-G.
  • B. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-C.
  • C. Thay 1 cặp C-G bằng 1 cặp T-A.
  • D. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp C-G.

Câu 6: Từ gene II sang gene III là dạng đột biến nào?

  • A. Thay thế 2 cặp nucleotit.
  • B. Thêm 1 cặp nucleotit.
  • C. Đảo vị trí của 2 cặp nucleotit.
  • D. Mất 2 cặp nucleotit.

Câu 7: Hậu quả của đột biến từ gene I sang gene II là

  • A. làm thay đổi tất cả các amino acid.
  • B. làm thay đổi 1 amino acid.
  • C. làm thay đổi một số amino acid.
  • D. làm thay đổi 2 amino acid.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Một đoạn gen có chiều dài 4080Å, A/G = 2/3. Sau đột biến chiều dài gen không đổi, tỉ lệ A/G = 159/241. Dạng đột biến là

  • A. Thay thế 1 cặp A-T bằng G-C.
  • B. Thay thế 3 cặp A-T bằng G-C.
  • C. Mất 1 cặp nucleotit.
  • D. Mất 3 cặp nucleotit.

Câu 2: Một gene ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nucleotide loại G của gene là 600. Sau đột biến, số liên kết hydrogen của gene là 3601. Hãy cho biết gene đã xảy ra dạng đột biến nào ? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nucleotide trong gene).

  • A. Thay thế một cặp G – C bằng một cặp A – T.
  • B. Mất một cặp A – T.
  • C. Thêm một cặp G – C.
  • D. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – C.

Câu 3: Một gene ở sinh vật nhân thực có tổng số nucleotide là 3000. Số nucleotide loại A chiếm 25% tổng số nucleotide của gene. Gene bị đột biến điểm thay thế cặp G – C bằng cặp A – T. Hãy tính tổng số liên kết hydrogen của gene sau đột biến.

  • A. 3749.
  • B. 3751.
  • C. 3009.
  • D. 3501.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho các nhận định sau:

(1) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nucleotide là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật.

(2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gene cấu trúc.

(3) Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến là có hại.

(4) Đột biến điểm cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

(5) Mức độ gây hại của allele đột biến thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gene mà nó tồn tại.

Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về đột biến điểm?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 2: Khi nói về đột biến gene, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nucleotide kết cặp sai trong quá trình nhân đôi DNA gây đột biến thay thế cặp nucleotide.

II. Đột biến gene tạo ra các allele mới làm phong phú vốn gene của quần thể.

III. Đột biến điểm là dạng đột biến liên quan đến một đoạn nhiễm sắc thể.

IV. Đột biến gene tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.

V. Mức độ gây hại của allele đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

VI. Hóa chất 5-bromine uracin gây đột biến thay thế cặp G-C thành cặp A-T.

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 41: Đột biến gene, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 41: Đột biến gene, Câu hỏi trắc nghiệm bài 41: Đột biến gene KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net