Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 8: Thấu kính

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 8: Thấu kính KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có

  • A. phần rìa dày hơn phần giữa.
  • B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
  • C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
  • D. hình dạng bất kì.

Câu 2: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló:

  • A. đi qua tiêu điểm của thấu kính.
  • B. song song với trục chính của thấu kính.
  • C. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.
  • D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Câu 3: Trong không khí, khi chiếu chùm sáng song song qua thấu kính rìa dày ta thu được chùm tia ló: 

  • A. Hội tụ 
  • B. Phân kì 
  • C. Song song 
  • D. Phân kì sau đó hội tụ 

Câu 4: Tia sáng qua thấu kính phân kì không bị đổi hướng là

  • A. tia tới song song trục chính thấu kính.
  • B. tia tới bất kì qua quang tâm của thấu kính.
  • C. tia tới qua tiêu điểm của thấu kính.
  • D. tia tới có hướng qua tiêu điểm (khác phía với tia tới so với thấu kính) của thấu kính.

Câu 5: Chiếu chùm tia tới song song với trục chính của một thấu kính phân kì thì:

  • A. Chùm tia ló là chùm sáng song song.
  • B. Chùm tia ló là chùm sáng phân kì.
  • C. Chùm tia ló là chùm sáng hội tụ.
  • D. Không có chùm tia ló vì ánh sáng bị phản xạ toàn phần.

Câu 6: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là:

  • A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
  • B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.
  • C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.
  • D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.

Câu 7: Trong không khí, khi chiếu chùm sáng song song qua thấu kính rìa mỏng ta thu được chùm tia ló: 

  • A. Hội tụ 
  • B. Phân kì 
  • C. Song song 
  • D. Phân kì sau đó hội tụ 

Câu 8: Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:

  • A. Có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo
  • B. Chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến
  • C. Chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến
  • D. Chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thấu kính hội tụ?

  • A. Trục chính của thấu kính là đường thẳng bất kì.
  • B. Quang tâm của thấu kính cách đều hai tiêu điểm.
  • C. Tiêu điểm của thấu kính phụ thuộc vào diện tích của thấu kính.
  • D. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm gọi là tiêu cự của thấu kính.

Câu 2: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất:

  • A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
  • B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
  • C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
  • D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.

Câu 3: Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy:

  • A. Dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
  • B. Dòng chữ như khi nhìn bình thường.
  • C. Dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
  • D. Không nhìn được dòng chữ.

Câu 4: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ

  • A. càng lớn và càng gần thấu kính.
  • B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
  • C. càng lớn và càng xa thấu kính.
  • D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.

Câu 5: Khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì, nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lồi.
  • B. Thấu kính có một mặt phẳng, một mặt cầu lõm.
  • C. Thấu kính có hai mặt cầu lõm.
  • D. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm, độ cong mặt cầu lồi ít hơn mặt cầu lõm.

Câu 6: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A'B' của AB qua thấu kính phân kì có độ cao như thế nào?

  • A. Lớn hơn vật.
  • B. Nhỏ hơn vật.
  • C. Bằng vật.
  • D. Lớn gấp 2 lần vật.

Câu 7: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ

  • A. càng lớn và càng gần thấu kính.
  • B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
  • C. càng lớn và càng xa thấu kính.
  • D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25 cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là:

  • A. 12,5 cm
  • B. 25 cm
  • C. 37,5 cm
  • D. 50 cm

Câu 2: Một vật AB cao 2cm đặt trước một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10cm. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh A’B’ cao 4cm như hình vẽ.

Vật Lí lớp 9 | Tổng hợp Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 9 có đáp án

Màn cách thấu kính một khoảng:

  • A. 20cm
  • B. 10cm
  • C. 5cm
  • D. 15 cm

Câu 3: Tia tới song song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15 cm. Độ lớn tiêu cự của thấu kính này là:

  • A. 15 cm
  • B. 20 cm
  • C. 25 cm
  • D. 30 cm

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Đặt vật AB trước thấu kính phân kì cho ảnh A’B’. Nếu dịch chuyển vật AB lại gần thấu kính thì

  • A. ảnh A’B’ dịch chuyển lại gần thấu kính và có độ lớn tăng dần.
  • B. ảnh A’B’ dịch chuyển lại gần thấu kính và có độ lớn giảm dần.
  • C. ảnh A’B’ dịch chuyển ra xa thấu kính và có độ lớn tăng dần.
  • D. ảnh A’B’ dịch chuyển ra xa thấu kính và có độ lớn giảm dần.

Câu 2: Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 18cm cho ảnh ảo A’B’ cách AB một đoạn 24cm. Khi đó khoảng cách d từ vật đến thấu kính là

  • A. 12cm       
  • B. 15cm
  • C. 16cm
  • D. 8cm
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 8: Thấu kính, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 8: Thấu kính, Câu hỏi trắc nghiệm bài 8: Thấu kính KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net