1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Hợp chất nào sau đây thuộc loại dẫn xuất của hydrocarbon?
A. C2H4O2.
- B. CaCO3.
- C. NaHCO3.
- D. C3H4.
Câu 2: Chất nào sau đây là chất hữu cơ?
- A. CO2.
B. CH4.
- C. CO.
- D. K2CO3.
Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau:
- A. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên.
- B. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon.
- C. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ.
D. Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.
Câu 4: Hoá trị của carbon, oxygen, hydrogen trong hợp chất hữu cơ lần lượt là
- A. IV, II, II.
- B. IV, III, I.
- C. II, IV, I.
D. IV, II, I.
Câu 5: Hợp chất hữu cơ là:
- A. hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác
B. hợp chất của carbon, hydrogen và oxygen.
- C. hợp chất của carbon và hydrogen
- D. hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, H2CO3, các muối carbonate kim loại, …)
Câu 6: Chất nào sau đây không phải hợp chất hữu cơ?
- A. CH3COOH.
- B. C6H12O6.
C. (NH4)2CO3.
- D. HCHO.
Câu 7: Nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch carbon là
- A. mạch vòng.
- B. mạch thẳng, mạch nhánh.
C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.
- D. mạch nhánh.
Câu 8: Nguyên tử carbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch carbon là
- A. mạch vòng.
- B. mạch thẳng, mạch nhánh.
C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.
- D. mạch nhánh.
2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Dãy các chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hydrocarbon?
- A. C2H6O, CH4, C2H2.
- B. C2H4, C3H7Cl, CH4.
C. C2H6O, C3H7Cl, C2H5Cl.
- D. C2H6O, C3H8, C2H2.
Câu 2: Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
- A. CH4, C2H6, CO2.
B. C6H6, CH4, C2H5OH.
- C. CH4, C2H2, CO.
- D. C2H2, C2H6O, CaCO3.
Câu 3: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố C, H, O trong C2H6O lần lượt là
A. 52,2%; 13%; 34,8%.
- B. 52,2%; 34,8%; 13%.
- C. 13%; 34,8%; 52,2%.
- D. 34,8%; 13%; 52,2%.
Câu 4: Cho các công thức cấu tạo:
(a) CH3–CH2–CH3,
(b) CH3–O–CH2CH3,
(c) CH3–O–CH3,
(d) CH3CH2CH2–OH.
Cặp chất nào có cùng công thức phân tử?
- A. (a) và (b).
B. (b) và (d).
- C. (a) và (c).
- D. (b) và (c).
Câu 5: Cho các công thức cấu tạo sau:
Số chất cùng công thức phân tử là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 6: Tỉ khối hơi của khí A đối với CH4 là 1,75 thì khối lượng phân tử của A là
- A. 20 amu.
- B. 24 amu.
- C. 29 amu.
D. 28 amu.
Câu 7: Quan sát phân tử acetylene
Xác định cấu tạo phân tử acetylene gồm
- A. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.
B. hai liên kết đơn và một liên kết ba.
- C. một liên kết ba và một liên kết đôi.
- D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Cho các phát biểu về đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ:
(1) Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
(2) Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
(3) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
(4) Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
(5) Dễ bay hơi, khó cháy.
(6) Phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Các phát biểu đúng là
- A. (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3).
- C. (1), (3), (5).
- D. (2), (4), (6).
Câu 2: Cho các chất: CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCl, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu?
A. 4.
- B. 5.
- C. 3.
- D. 2.
Câu 3: Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là
- A. 10.
B. 13.
- C. 14.
- D. 12.
4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Tỉ lệ tối giản về số nguyên tử C, H, O trong phân tử C2H4O2 lần lượt là
- A. 2: 4: 2.
B. 1: 2: 1.
- C. 2: 4: 1.
- D. 1: 2: 2.
Câu 2: Đốt cháy methane (CH4) thu được hỗn hợp khí và hơi X gồm hai chất. Dẫn hỗn hợp này qua bình đựng dung dịch nước vôi trong thì thu được kết tủa M và dung dịch chất N. Lọc tách kết tủa M rồi đun sôi dung dịch N thì lại thấy xuất hiện kết tủa M. M và N lần lượt là
- A. CaCO3 và Ca(OH)2.
B. CaCO3 và Ca(HCO3)2.
- C. Ca(OH)2 và Ca(HCO3)2.
- D. Ca(HCO3)2 và CaCO3.