Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 48: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 48: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Công nghệ tế bào là

  • A. kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.
  • B. dùng hormone điều khiển sự sinh sản của cơ thể.
  • C. nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
  • D. dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.

Câu 2: Đâu là ứng dụng của công nghệ di truyền trong pháp y?

  • A. Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ trong chiến tranh từ lâu.
  • B. Điều trị các bệnh di truyền do gene sai hỏng gây ra trên cơ thể người.
  • C. Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gene.
  • D. Công nghệ tạo giống động vật biến đổi gene.

Câu 3: Công nghệ tế bào là

  • A. kích thích sự sinh trưởng của tế bào trong cơ thể sống.
  • B. dùng hormone điều khiển sự sinh sản của cơ thể.
  • C. nuôi cấy tế bào và mô trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
  • D. dùng hoá chất để kìm hãm sự nguyên phân của tế bào.

Câu 4: Đâu không phải ứng dụng của công nghệ di truyền vào trong nông nghiệp?

  • A. Điều trị các bệnh di truyền do gene sai hỏng gây ra trên cơ thể người.
  • B. Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gene.
  • C. Công nghệ tạo giống vật nuôi biến đổi gene.
  • D. Công nghệ lai tạo giống cây mới có nhiều đặc tính tốt.

Sử dụng đoạn câu sau đây để trả lời các câu hỏi từ số 5 đến số 8

“Công nghệ di truyền được dựa trên kiến thức về..(1).. và được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống như…(2)…

Ứng dụng công nghệ di truyền để tạo ..(3).. mang các tính trạng mới mong muốn và …(4)… chữa trị bệnh di truyền.” 

Câu 5: Số (1) là

  • A. nhiễm sắc thể.
  • B. gene (DNA).
  • C. nguyên phân và giảm phân.
  • D. RNA.

Câu 6: Số (2) là

  • A. điện ảnh, thông tin văn hóa,…
  • B. thể dục thể thao, môi trường,…
  • C. nông nghiệp, y tế, môi trường,…
  • D. thông tin truyền thông, điện ảnh,…

Câu 7: Số (3) là

  • A. sinh vật đột biến gene.
  • B. sinh vật đột biến NST.
  • C. sinh vật biến đổi gene.
  • D. sinh vật biến đổi NST.

Câu 8: Số (4) là

  • A. liệu pháp gene.
  • B. công nghệ.
  • C. biện pháp sinh học.
  • D. biện pháp gene.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Trong phương pháp lai tế bào ở thực vật, để hai tế bào có thể dung hợp được với nhau, người ta phải:

  • A. Loại bỏ nhân của tế bào
  • B. Loại bỏ màng nguyên sinh của tế bào
  • C. Loại bỏ thành Cenlulose của tế bào
  • D. Phá huỷ các bào quan.

Câu 2: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp được ứng dụng nhiều để tạo ra giống ở:

  • A. Vật nuôi.
  • B. Vi sinh vật
  • C. Vật nuôi và vi sinh vật.
  • D. Cây trồng

Câu 3: Tại sao việc tuân thủ nguyên tắc an toàn sinh học là quan trọng trong việc thực hiện các nghiên cứu, thí nghiệm công nghệ di truyền?

  • A. Để đảm bảo hiệu quả của thí nghiệm.B. Để bảo vệ môi trường.C. Để đảm bảo an toàn cho người làm thí nghiệm và cộng đồng.
  • D. Để đảm bảo sự thành công của dự án nghiên cứu.

Câu 4: Đâu không phải ứng dụng của công nghệ di truyền trong làm sạch môi trường và an toàn sinh học?

  • A. Định danh, xác định huyết thông bằng dữ liệu DNA.
  • B. Tạo vi khuẩn tổng hợp enzyme phân giải chất gây ô nhiễm .
  • C. Xác định và loại bỏ tác nhân gây mất an toàn của vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
  • D. Xác định và loại bỏ tác nhân gây mất an toàn của vũ khí sinh học mang vi khuẩn gây bệnh.

Câu 5: Đâu không phải ứng dụng của công nghệ di truyền trong y tế và pháp y?

  • A. Tạo các dòng sinh vật hoặc cơ thể nhằm sản xuất protein hoặc RNA làm thuốc sinh học.
  • B. Chữa trị bệnh di truyền do gene sai hỏng gây ra.
  • C. Đối chiếu DNA thu thập ở hiện tường điều tra tội phạm để xác định thủ phạm gây án.
  • D. Tạo giống cây kháng sâu bệnh.

Câu 6: Đâu không phải loài cây biển đổi gene được đưa vào sản xuất nông nghiệp?

  • A. Giống cây cà rốt kháng mọi loại bệnh.
  • B. Giống ngô Bt kháng sâu.
  • C. Giống lúa vàng tổng hợp được Beta – carotene.
  • D. Giống đu đủ kháng virus bệnh.

Câu 7: Trong kĩ thuật gen, khi đưa vào tế bào nhận là tế bào động vật, thực vật hay nấm men, thì đoạn ADN của tế bào của loài cho cần phải được:

  • A. Đưa vào các bào quan
  • B. Chuyển gắn Vào NST của tế bào nhận
  • C. Đưa vào nhân của tế bào nhận
  • D. Gắn lên màng nhân của tế bào nhận

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 2 thế hệ tự thụ phấn, thì tỉ lệ của thể dị hợp còn lại ở thế hệ con lai thứ hai( F2) là:

  • A. 12,5%
  • B. 25%
  • C. 50%
  • D. 75%

Câu 2: Cho các nhận định sau

1. Chưa có bằng chứng cho thấy cây biến đổi gene và vật nuôi chuyển gene gây hại cho con người và môi trường.

2. Các giống cây biến đổi gene có sản lượng và chất lượng tốt hơn giống truyền thống.

3 .Các chủng vi khuẩn và virus được dùng làm vector trong công nghệ di truyền thường không sống được trong tự nhiên.

4 .Các biện pháp an toàn sinh học được các nhà nghiên cứu áp dụng để đảm bảo an toàn đối với môi trường, sức khở con người và vật nuôi.

5. Mở rộng vùng trồng cây biến đổi gene có thể làm giảm đa dạng sinh học (nguồn gene) tự nhiên.

Số nhận định nói về lợi ích của công nghệ di truyền là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 3: Cho các nhận định sau

1. Các sản phẩm từ cây biến đổi gene và vật nuôi chuyển gene có thể ảnh hưởng tới con người và môi trường theo cách chưa biết.

2. Các cơ thể mang gene mới có thể thoát ra ngoài môi trường và chuyển gene tái tổ hợp sang các cơ thể hoang dại, gây vấn đề mới khó kiểm soát.

3. Các chủng vi khuẩn và virus được dùng làm vector trong công nghệ di truyền thường không sống được trong tự nhiên.

4. Nhiều quốc gia chưa có quy định về ghi nhãn sản phẩm biến đổi gene nên người tiêu dùng không phân biệt được sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gene.

Số nhận định nói về rủi ro của công nghệ di truyền là

  • A. 1.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 4.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: : Trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và khám chữa bệnh, công nghệ sinh học di truyền đã có những ảnh hưởng đáng kể. Sau đây là các nhận định về ứng dụng của sinh học phân tử trong cả hai lĩnh vực này.

1) Công nghệ CRISPR-Cas9 cho phép tạo ra các loại cây trồng có khả năng chịu hạn hán và sâu bệnh hơn.

2) Việc sử dụng kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) trong nông lâm nghiệp giúp nâng cao năng suất và chất lượng của cây trồng.

3) Phương pháp DNA sequencing giúp phân tích và chọn lọc các loại cây trồng có gene cao cấp để phát triển.

4) Sinh học phân tử đã cung cấp các phương pháp chẩn đoán tiên tiến và điều trị chính xác hơn cho nhiều loại bệnh người và động vật.

5) Quá trình phân tử gene hóa cho phép tái tạo các loài cây trồng bị tuyệt chủng do tác động của biến đổi khí hậu.

Số nhận định đúng là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 2: Công nghệ sinh học phân tử đã có những ảnh hưởng tích cực đến công nghiệp thực phẩm và xử lý môi trường như thế nào?

1. Sử dụng enzyme để cải thiện quy trình sản xuất thực phẩm và giảm lượng chất thải.

2. Phát triển vi sinh vật có khả năng phân giải chất độc hại trong môi trường.

3. Tạo ra loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn thông qua sửa đổi gene của cây trồng.

4. Phát triển phương pháp phân tích gene để giám sát và đánh giá tác động của các hoá chất trong môi trường.

5. Sử dụng kỹ thuật CRISPR-Cas9 để tạo ra các loại vi khuẩn phân huỷ chất thải hữu cơ.

6. Sửa đổi gene của cây trồng để chúng có khả năng chống lại các bệnh hại và sâu bệnh, giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 48: Ứng dụng công nghệ di truyền, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 48: Ứng dụng công nghệ di truyền, Câu hỏi trắc nghiệm bài 48: Ứng dụng công nghệ di truyền KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net