1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Vàng thường có ứng dụng trong
- A. làm lõi dây điện.
B. làm đồ trang sức.
- C. làm xoong, nồi, chảo.
- D. làm cầu.
Câu 2: Kim loại dẻo nhất là
- A. bạc.
B. vàng.
- C. tungsten.
- D. thủy ngân.
Câu 3: Đồng thường có ứng dụng trong
A. làm lõi dây điện.
- B. làm đồ trang sức.
- C. làm xoong, nồi, chảo.
- D. làm cầu.
Câu 4: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
- A. bạc.
- B. vàng.
- C. tungsten.
D. thủy ngân.
Câu 5: Kim loại dẫn nhiệt tốt nhất là
A. bạc.
- B. vàng.
- C. tungsten.
- D. thủy ngân.
Câu 6: Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại với phi kim (trừ oxygen) là
- A. oxide.
- B. base.
- C. acid.
D. muối.
Câu 7: Kim loại tác dụng với ___________ tạo thành muối.
- A. kim loại.
B. chlorine.
- C. phi kim.
- D. nhôm.
Câu 8: Hầu hết kim loại không tác dụng với
A. khí hiếm.
- B. dung dịch acid.
- C. dung dịch muối.
- D. phi kim.
2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Chất có ánh kim là
- A. thủy tinh.
B. bạc.
- C. gỗ.
- D. giấy.
Câu 2: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Kim loại dẻo nhất là sodium.
- B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân.
- C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là tungsten.
- D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.
Câu 3: Các kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
- A. Au, Mg.
B. Al, Fe.
- C. Zn, Ag.
- D. Cu, Na.
Câu 4: Kim loại nhôm bị hòa tan bởi H2SO4 loãng, thu được muối sulfate và khí hydrogen. Phản ứng mô tả hiện tượng trên là
- A. 2Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2.
- B. 2Al + H2SO4 → Al2SO4 + H2.
- C. Al + 3H2SO4 → Al(SO4)3 + H2.
D. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.
Câu 5: Cho phản ứng Zn + CuSO4 → muối X + kim loại Y. X là
A. ZnSO4.
- B. CuSO4.
- C. Cu.
- D. Zn.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là
- A. không có phản ứng.
- B. có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
C. có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
- D. có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu.
Câu 2: Một bạn học sinh đã đổ nhầm dung dịch iron (II) sulfate vào lọ chứa sẵn dung dịch zinc sulfate. Để thu được dung dịch chứa duy nhất muối zinc sulfate, em dùng kim loại
- A. Cu.
- B. Fe.
C. Zn.
- D. Al.
Câu 3: Cho lá nhôm vào dung dịch acid HCl có dư thu được 0,15 mol khí hydrogen. Khối lượng nhôm đã phản ứng là
- A. 1,80 g.
B. 2,70 g.
- C. 4,05 g.
- D. 5,40 g.
Câu 4: Ngâm một viên kẽm sạch trong dung dịch CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?
- A. Không có hiện tượng nào xảy ra.
B. Một phần viên kẽm bị hòa tan, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu xanh lam của dung dịch nhạt dần.
- C. Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần viên kẽm bị hòa tan.
- D. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài viên kẽm, viên kẽm không bị hòa tan.
Câu 5: Cho hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được chất rắn T không tan. Vậy T là
- A. Al.
- B. Fe.
- C. Mg.
D. Cu.
4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Trong hợp chất oxide của kim loại A thì oxygen chiếm 17,02% theo khối lượng. Kim loại A là
- A. Cu.
- B. Zn.
C. K.
- D. Na.
Câu 2: Hòa tan 5,1g oxide của một kim loại hóa trị III bằng dung dịch HCl, số mol acid cần dùng là 0,3 mol. Công thức phân tử của oxide đó là
- A. Fe2O3.
B. Al2O3.
- C. Cr2O3.
- D. FeO.