1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Động năng của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Khối lượng và tốc độ của vật.
- B. Khối lượng và độ cao của vật.
- C. Tốc độ và hình dạng của vật.
- D. Độ cao và hình dạng của vật.
Câu 2: Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
A. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn.
- B. Hòn bi lăn trên sàn nhà.
- C. Máy bay đang bay.
- D. Viên đạn đang bay.
Câu 3: Đơn vị đo của thế năng trọng trường là gì?
- A. Niuton (N).
B. Jun (J).
- C. Kilôgam (kg).
- D. Mét trên giây bình phương (m/s).
Câu 4: Vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì
- A. thế năng vật càng lớn.
B. động năng vật càng lớn.
- C. thế năng vật càng nhỏ.
- D. động năng vật càng nhỏ.
Câu 5: Trong các vật sau, vật nào không có thế năng (so với mặt đất)?
- A. Chiếc máy bay đang bay trên cao
- B. Em bé đang ngồi trên xích đu
C. Ô tô đang đậu trong bến xe
- D. Con chim bay lượn trên bầu trời
Câu 6: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?
- A. Viên đạn đang bay.
- B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất.
C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.
- D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.
2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Động năng của một ô tô thay đổi như thế nào khi tốc độ của nó tăng lên gấp đôi?
- A. Động năng tăng gấp đôi.
B. Động năng tăng gấp bốn lần.
- C. Động năng giảm hai lần.
- D. Động năng không đổi.
Câu 2: Trong những vật sau, cho biết vật nào có động năng lớn nhất?
- A. Quả bóng đang bay tới rổ
- B. Ô tô đang di chuyển trên đường cao tốc
- C. Viên bi đang lăn trên sàn
D. Máy bay đang chuyển động trên bầu trời
Câu 3: Nếu tốc độ của một vật tăng lên gấp ba lần thì động năng của vật sẽ thay đổi
như thế nào?
- A. Tăng gấp ba lần.
B. Tăng gấp chín lần.
- C. Không thay đổi.
- D. Giảm đi một nửa
Câu 4: Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi
- A. chuyển động thẳng đều.
- B. chuyển động tròn đều.
- C. chuyển động cong đều.
D. chuyển động biến đổi đều.
Câu 5: Hai vật đặc cùng làm bằng nhôm, vật A có khối lượng lớn hơn vật B. Cả hai vật cùng rơi xuống từ một độ cao như nhau. Thế năng trọng trường của vật nào lớn hơn?
A. Vật A.
- B. Vật B.
- C. Thế năng trọng trường của hai vật bằng nhau.
- D. Không so sánh được.
Câu 6: Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng trọng trường của vật thức nhất so với vật thứ hai là
- A. bằng hai lần vật thứ hai.
- B. bằng một nửa vật thứ hai.
C. bằng vật thứ hai.
- D. bằng 1/4 vật thứ hai.
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Một vật có khối lượng 3 kg ở độ cao 4 m so với mặt đất. Hỏi thế năng trọng trường của vật là bao nhiêu?
A. 120 J.
- B. 30 J.
- C. 60 J.
- D. 12 J.
Câu 2: Một máy bay có khối lượng 200 tấn đang bay với tốc độ ổn định 720 km/h ở độ cao 10 km so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất, động năng và thế năng trọng trường của máy bay lần lượt là:
A. 4.109 J; 2.1010 J
- B. 5,2.1010J; 2.107 J
- C. 4.109 J; 2.107 J
- D. 5,2.1010J; 2.1010 J
Câu 3: Thế năng trọng trường của vật trong trường hợp nào sau đây là nhỏ nhất?
- A. Vật A có khối lượng 2kg được giữ yên ở độ cao 3m so với mặt đất
- B. Vật B có khối lượng 2 kg đang chuyển động ở tốc độ 5 m/s ở độ cao 3m so với mặt đất
C. Vật C có khối lượng 1 kg đang chuyển động ở tốc độ 10 m/s ở độ cao 3m so với mặt đất
- D. Vật D có khối lượng 3 kg được giữ yên ở độ cao 2m so với mặt đất
Câu 4: Tại Sea Game lần thứ 30, vận động viên cử tạ Vương Thị Huyền giành được huy chương vàng ở hạng 45kg nữ, trong khi cô ấy nâng tạ từ sàn lên và qua đầu thì
A. thế năng hấp dẫn của tạ tăng dần.
- B. thế năng hấp dẫn của tạ giảm dần.
- C. thế năng hấp dẫn của tạ không thay đổi.
- D. thế năng hấp dẫn của tạ có lúc tăng, có lúc giảm.
Câu 5: Vật có động năng lớn nhất là:
A. Một viên đạn có khối lượng 20 g đang bay ở tốc độ 300 m/s.
- B. Một khúc gỗ có khối lượng 10 kg đang trôi trên sông ở tốc độ 3,6 km/h.
- C. Một vận động viên có khối lượng 65 kg đang đi xe đạp ở tốc độ 18 km/h.
- D. Một quả bóng có khối lượng 0,3 kg đang di chuyển với tốc độ 10,8 km/h
4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một viên đạn khối lượng m = 100 g đang bay ngang với vận tốc 25 m/s thì xuyên vào một tấm ván mỏng dày 5 cm theo phương vuông góc với tấm vá. Ngay sau khi ra khỏi tấm ván vận tốc của viên đạn bằng 15 m/s. Độ lớn của lực cản trung bình tấm ván tác dụng lên viên đạn bằng
- A. 900 N.
- B. 200 N.
- C. 650 N.
D. 400 N.
Câu 2: Hòn đá có khối lượng m=50g được ném thẳng đứng lên với vận tốc v0=20m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng ¼ động năng khi vật có độ cao
- A.16m.
- B. 5m.
C. 4m.
- D. 20m.
Câu 3: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 10 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Cho g = 10m/s2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất một khoảng bằng:
- A. 10 m.
- B. 20 m.
- C. 15 m.
D. 5 m.