Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế các định giới tính

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế các định giới tính KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là

  • A. XX ở nữ và XY ở nam.
  • B. XX ở nam và XY ở nữ.
  • C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX.
  • D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.

Câu 2: Chức năng của NST giới tính là

  • A. điều khiển tổng hợp protein cho tế bào.
  • B. nuôi dưỡng cơ thể.
  • C. xác định giới tính.
  • D. điều hòa hormone cơ thể.

Câu 3: Ở người, "giới đồng giao tử" dùng để chỉ

  • A. người nữ.
  • B. người nam.
  • C. cả nam lẫn nữ
  • D. nam vào giai đoạn dậy thì.

Câu 4: Trong tế bào sinh dưỡng của đa số các loài, số NST giới tính bằng

  • A. một chiếc.
  • B. hai chiếc.
  • C. ba chiếc.
  • D. bốn chiếc.

Câu 5: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính

  • A. luôn luôn là một cặp tương đồng.
  • B. luôn luôn là một cặp không tương đồng.
  • C. là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính.
  • D. có nhiều cặp, đều không tương đồng.

Câu 6: Loài nào dưới đây có cặp NST giới tính XX ở giới đực và XY ở giới cái?

  • A. Ruồi giấm.
  • B. Các động vật thuộc lớp chim.
  • C. Người.
  • D. Động vật có vú.

Câu 7: Đặc điểm của NST giới tính là

  • A. có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng.
  • B. có 1 đến 2 cặp trong tế bào.
  • C. số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài.
  • D. luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng.

Câu 8: Con trai phải nhận loại tinh trùng mang NST giới tính nào từ bố?

  • A. X.
  • B. Y.
  • C. XX.
  • D. XY.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Ở người phụ nữ bình thường, sự phát sinh giao tử sẽ cho ra các loại giao tử như thế nào về nhiễm sắc thể giới tính ?

  • A. 100% giao tử X.
  • B. 100% giao tử Y.
  • C. 50% giao tử X và 50% giao tử Y.
  • D. 25% giao tử X và 75% giao tử Y.

Câu 2: NST thường và NST giới tính khác nhau ở đâu?

  • A. Số lượng NST trong tế bào.
  • B. Hình thái và chức năng.
  • C. Khả năng nhân đôi và phân li trong phân bào.
  • D. Không có điểm khác nhau.

Câu 3: Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là

  • A. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh.
  • B. sự phân li cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân.
  • C. sự tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình thụ tinh.
  • D. sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình nguyên phân và thụ tinh.

Câu 4: Đâu không phải là yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính?

  • A. Hormonne sinh dục.
  • B. Nhiệt độ.
  • C. Chất lượng không khí.
  • D. Cường độ ánh sáng.

Câu 5: Vì sao nói cặp XY là cặp tương đồng không hoàn toàn?

  • A. Vì NST X mang nhiều gen hơn NST Y.
  • B. Vì NST X có đoạn mang gen còn NST Y thì không có gen tương ứng.
  • C. Vì NST X và Y đều có đoạn mang cặp gen tương ứng.
  • D. Vì NST X dài hơn NST Y.

Câu 6: Cơ chế xác định giới tính và các yêu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính ứng dụng vào cuộc sống như thế nào?

  • A. Tạo giống mới có năng suất vượt trội. 
  • B. Điều chình tỉ lệ đực cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục tiêu sản xuất.
  • C. Tạo giống vật nuôi kháng bệnh.
  • D. Tạo giống vật nuôi thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt.

Câu 7: Nội dung nào sau đây đúng?

  • A. NST thường và NST giới tính đều có các khả năng hoạt động như nhân đôi, phân li, tổ hợp, biến đổi hình thái và trao đổi đoạn.
  • B. NST thường và NST giới tính luôn luôn tồn tại từng cặp.
  • C. Cặp NST giới tính trong tế bào cá thể cái thì đồng dạng còn ở giới đực thì không.
  • D. NST giới tính chỉ có ở động vật, không tìm thấy ở thực vật.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Hiện tượng nào sau đây cho thấy giới tính của sinh vật phụ thuộc vào môi trường trong cơ thể?

  • A. Dùng hormone sinh dục methytestosterone tác động vào cá vàng cái có thể làm cá cái chuyển thành đực.
  • B. Trứng rùa xanh khi ấp với nhiệt độ dướu 28 độ C sẽ nở thành con đực.
  • C. Dưa chuột được hun khói sẽ làm tăng tỉ lệ hoa cái.
  • D. Thầu dầu trồng trong ánh sáng cường độ yếu thì tỉ lệ hoa đực giảm.

Câu 2: Điểm giống nhau giữa NST thường và NST giới tính là:

1. Đều mang gen quy định tính trạng thường.

2. Đều có thành phần hoá học chủ yếu là protein và nucleotide.

3. Đều ảnh hường đến sự xác định giới tính.

4. Đều có cá khả năng nhân đôi, phân li và tổ hợp cũng như biến đổi hình thái trong chu kì phân bào.

5. Đều có thể bị biến đổi cấu trúc và số lượng.

Số phương án đúng là:

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây cho thấy giới tính của sinh vật phụ thuộc vào môi trường sống?

  • A. Dùng thức ăn có chứa hormone kích thích giới tính đực để tạo ra giống rô phi đơn tính đực.
  • B. Trứng cá sấu được ấp ở nhiệt độ trên 33 độ C, trứng sau đó sẽ nở thành cá sấu đực. Ở các mức nhiệt độ thấp hơn, trứng chỉ nở thành cá sấu cái.
  • C. Ở gia súc có sừng nếu cho ăn thức ăn thô sẽ sinh con với tỉ lệ cá thể đực cao hơn cá thể cái.
  • D. Dùng hormone sinh dục methytestosterone tác động vào cá vàng cái có thể làm cá cái chuyển thành đực.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Các loài côn trùng như ong hoặc kiến có một hệ thống xác định giới tính đặc biệt. Trong quá trình phát triển, các con đực và cái được phát triển từ cùng một NST, tuy nhiên, chỉ có một số ít các tế bào có thể trở thành con đực, còn lại sẽ trở thành con cái. Cơ chế nào giải thích cho sự khác biệt này?

  • A. Sự khác biệt trong sự tương tác giữa các NST và môi trường nội bào.
  • B. Sự khác biệt trong nồng độ các hormone giới tính trên NST.
  • C. Sự khác biệt trong kiểu NST giữa con đực và con cái.
  • D. Sự khác biệt trong việc kích hoạt các gene giới tính trên NST. 

Câu 2: Một loài thực vật có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 24 và có hệ thống khác giới. Trong quá trình hình thành giới tính, tỷ lệ số lượng tế bào trứng mang các nhiễm sắc thể X và Y là như nhau. Số lượng tế bào trứng mang nhiễm sắc thể X và Y mà loài thực vật này có thể tạo ra trong quá trình phân phối giới tính là

  • A. 6 và 6.
  • B. 12 và 6.
  • C. 6 và 12.
  • D. 12 và 12.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và, Câu hỏi trắc nghiệm bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net