Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Kim loại ở thể lỏng là

  • A. Bromine.
  • B. Chromide.
  • C. Thủy ngân.
  • D. Sắt.

Câu 2: Kim loại tác dụng với oxygen thường tạo thành

  • A. oxide acid
  • B. oxide base
  • C. oxide trung tính
  • D. oxide lưỡng tính

Câu 3: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở  trạng thái

  • A. lỏng và khí.                 
  • B. rắn và lỏng.                           
  • C. rắn và khí.                   
  • D. rắn, lỏng, khí.

Câu 4: Vật liệu dưới đây được dùng để chế tạo ruột bút chì ?

  • A. Chì.
  • B. Than đá.
  • C. Than chì.
  • D. Than vô định hình.

Câu 5: Silicon được sử dụng làm

  • A. điện cực. 
  • B. trang sức.          
  • C. pin mặt trời.
  • D. đồ dùng học tập.

Câu 6: Phi kim tác dụng với oxygen thường tạo thành

  • A. oxide acid
  • B. oxide base
  • C. oxide trung tính
  • D. oxide lưỡng tính

Câu 7: Trong các chất sau, chất nào là chất bán dẫn?

  • A. Iron.
  • B. Carbon.
  • C. Sodium.
  • D. Silicon.

Câu 8: Lưu huỳnh được sử dụng làm

  • A. mặt nạ phòng độc
  • B. ruột bút chì.
  • C. pin mặt trời
  • D. sản xuất pháo hoa.

Câu 9: Carbon không được sử dụng để làm

  • A. mặt nạ phòng độc.
  • B. ruột bút chì.
  • C. pin mặt trời.
  • D. điện cực.

Câu 10: Trong các chất sau, chất nào được ứng dụng để sản xuất nước Javel, chất tẩy rửa?

  • A. Carbon.
  • B. Lưu huỳnh.
  • C. Silicon.
  • D. Chlorine.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Do có tính hấp phụ, nên carbon vô định hình được dùng làm

  • A. điện cực, chất khử.
  • B. trắng đường, mặt nạ phòng hơi độc.
  • C. ruột bút chì, chất bôi trơn.
  • D. mũi khoan, dao cắt kính.

Câu 2: Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là

  • A. N2O.
  • B. CO2.
  • C. SO2.
  • D. NO2.

Câu 3: Dãy nào sau đây gồm các nguyên tố đều là phi kim?

  • A. F, O, Na, N.      
  • B. O, Cl, Br, H.     
  • C. H, N, O, K.        
  • D. K, Na, Mg, Al.

Câu 4: Chọn phát biểu sai.

  • A. Kim loại dẫn điện tốt hơn phi kim.
  • B. Phi kim dẫn điện tốt kim loại.
  • C. Phi kim có nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại.
  • D. Phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn kim loại.

Câu 5: Carbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa có tên là than hoạt tính. Tính chất nào của than hoạt tính giúp con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước ?

  • A. Than hoạt tính dễ cháy.
  • B. Than hoạt tính có cấu trúc lớp.
  • C. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ cao.
  • D. Than hoạt tính có khả năng hòa tan tốt trong nhiều dung môi.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Tủ lạnh dùng lâu ngày thường có mùi hôi. Để khử mùi người ta thường cho vào tủ lạnh một mẩu than gỗ. Than gỗ lại có khả năng khử mùi hôi là vì

  • A. than gỗ có tính khử mạnh.
  • B. than gỗ xúc tác cho quá trình chuyển hóa các chất khí có mùi hôi thành chất không mùi.
  • C. than gỗ có khả năng phản ứng với các khí có mùi tạo thành chất không mùi.
  • D. than gỗ có khả năng hấp phụ các khí có mùi hôi.

Câu 2: Cho 5,4 gam Aluminium tác dụng hết với khí Chlorine (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A. 12,5.       
  • B. 25,0.        
  • C. 19,6.        
  • D. 26,7.

Câu 3: Cho thông tin sau:

- Khí X rất độc, không cháy, hoà tan trong nước, nặng hơn không khí và có tính tẩy màu.

- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.

- Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong.

X, Y, Z lần lượt là

  • A. Cl2, CO, CO2.
  • B. Cl2, SO2, CO2.             
  • C. SO2, H2, CO2.              
  • D. H2, CO, SO2.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trộn một ít bột than với bột copper(II) oxide rồi cho vào đáy ống nghiệm khô, đốt nóng, khí sinh ra được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư. Hiện tượng quan sát được là

  • A. màu đen của hỗn hợp không thay đổi, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
  • B. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu đỏ, dung dịch nước vôi trong không thay đổi.
  • C. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu đỏ, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.
  • D. màu đen của hỗn hợp chuyển dần sang màu trắng xám, dung dịch nước vôi trong vẩn đục.

Câu 2: Khi mở vòi nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của thuốc sát trùng. Đó chính là chlorine và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn là do

  • A. chlorine độc nên có tính sát trùng.
  • B. chlorine có tính oxi hóa mạnh.
  • C. chlorine tác dụng với nước tạo ra HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.
  • D. một nguyên nhân khác.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa, Câu hỏi trắc nghiệm bài 21: Sự khác nhau cơ bản giữa KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net