Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 47: Di truyền học với con người

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 47: Di truyền học với con người KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người?

  • A. Mất đoạn đầu trên NST số 21.
  • B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23.
  • C. Đảo đoạn trên NST giới tính X.
  • D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23.

Câu 2: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến gene là 

  • A. bệnh máu không đông và bệnh down.
  • B. bệnh down và bệnh bạch tạng.
  • C. bệnh máu không đông và bệnh bạch tạng.
  • D. bệnh turner và bệnh down.

Câu 3: Dựa trên cơ sở sinh học, tại sao pháp luật nghiêm cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời?

  • A. Ảnh hưởng đến chất lượng dân số.
  • B. Làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp.
  • C. Tăng áp lực và chí phí xã hội.
  • D. Gây mất cân bằng sinh thái.

Câu 4: Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta qui định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi:

  • A. 5 đời.
  • B. 4 đời.
  • C. 3 đời.
  • D. 2 đời.

Câu 5: Bệnh turner là một dạng đột biến làm thay đổi về

  • A. số lượng NST theo hướng tăng lên.
  • B. cấu trúc NST.
  • C. số lượng NST theo hướng giảm đi.
  • D. cấu trúc của gene.

Câu 6: Trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh nhân turner có hiện tượng

  • A. thừa 1 NST số 21.
  • B. thiếu 1 NST số 21.
  • C. thừa 1 NST giới tính X.
  • D. thiếu 1 NST giới tính X.

Câu 7: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân turner là

  • A. các bộ phận trên cơ thể phát triển bình thường.
  • B. thường có con bình thường.
  • C. thường chết sớm và mất trí nhớ.
  • D. có khả năng hoạt động tình dục bình thường.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường làm gia tăng tỉ lệ người mắc các bệnh, tật di truyền là

  • A. khói thải từ các khu công nghiệp.
  • B. sự tàn phá các khu rừng phòng hộ do con người gây ra.
  • C. các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
  • D. nguồn lây lan các dịch bệnh.

Câu 2: Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Từ hiện tượng này có thể rút ra kết luận gì?

  • A. Cả bố và mẹ đều mang gene bệnh.
  • B. Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp.
  • C. Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhi.
  • D. Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng.

Câu 3: Hôn phối gần (kết hôn gần giữa những người có quan hệ huyết thống) làm suy thoái nòi giống vì 

  • A. làm thay đổi kiểu gene vốn có của loài.
  • B. tạo nên tính đa dạng về kiểu hình.
  • C. tạo ra khả năng sinh nhiều con dẫn đến thiếu điều kiện chăm sóc chúng.
  • D. dễ làm xuất hiện các bệnh di truyền.

Câu 4: Ở người, các tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn ...

  • A. là những tính trạng lặn.
  • B. được di truyền theo gene đột biến trội.
  • C. được quy định theo gene đột biến lặn.
  • D. là những tính trạng đa gene.

Câu 5: Ô nhiễm môi trường gây hậu quả gì đến sức khoẻ con người?

1. Gây ung thư máu, các khối u.

2. Làm mất cân bằng sinh thái.

3. Làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền.

4. Tăng tần số đột biến NST.

5. Tiêu diệt các loài sinh vật.

  • A. 1 và 2.
  • B. 1 và 3.
  • C. 1, 3 và 4.
  • D. 3 và 4.

Câu 6: Cha mẹ bình thường sinh một đứa con gái câm điếc bẩm sinh. Giải thích nào có khả năng xảy ra nhất trong trường hợp này?

  • A. Vì bố mẹ mang kiểu gen dị hợp Aa.
  • B. Vì ông nội bị câm diếc bẩm sinh di truyền cho cháu.
  • C. Vì ông ngoại bị câm điếc bẩm sinh di truyền cho cháu.
  • D. Do các tác nhân gây đột biến.

Câu 7: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?

  • A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.
  • B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gene, thuộc về bệnh di truyền phân tử.
  • C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.
  • D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gene gây nên.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Đâu không phải nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chí “ Không lựa chọn giới tính cho thai nhi”?

  • A. Mất cân bằng và kì thị giới tính.
  • B. Tăng tỉ lệ phá thai.
  • C. Giảm sức khỏe phụ nữ.
  • D.  Phá bỏ quan niệm trọng nam khinh nữ.

Câu 2: Cho hình ảnh sau:

IMG_256

Nguyên nhân dẫn đến bệnh có biểu hiện trong hình ảnh trên là gì ?

  • A. Thiếu một NST giới tính X hoặc đột biến mất đoạn trên NST X.
  • B. Đột biến chuyển đoạn NST số 21 hoặc đột biến gene.
  • C. Đột biến gene tổng hợp melanin.
  • D. Đột biến gene lặn trên NST thường hoặc NST X.

Câu 3: Cho một số hội chứng, bệnh, tật sau:

(1) Hội chứng down

(2) Bệnh câm điếc bẩm sinh

(3) Bệnh bạch tạng

(4) Hở khe môi, hàm

(5) Dính hoặc thừa ngón tay

(6) Hội chứng turner

Số bệnh tật có thể khắc phục được nhờ tạo hình và thẩm mĩ là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 4: Cho các tác nhân sau:

(1) Chất phóng xạ

(2) Tia UV

(3) Hóa chất công nghiệp

(4) Nước mưa

(5) Thuốc bảo vệ thực vật

(6) Hoa quả chứa nhiều vitamin C

(7) Thuốc diệt cỏ hóa học

Số tác nhân hàng đầu gây đột biến NST là

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho các nhận định sau:

(1) Hội chứng down có nguyên nhân do thiếu một NST giới tính X hoặc đột biến mất đoạn trên NST X.

(2) Các chất phóng xạ có thể gây ra các bệnh di truyền.

(3) Tật hở khe môi, hàm ếch có thể khắc phụ và tạo hình thẩm mỹ nhờ phẫu thuật.

(4) Các bệnh nhân bạch tạng sẽ có da, mắt, tóc màu nhạt những sẽ có lông mi màu đen.

(5) Trẻ bị câm điếc bẩm sinh do đột biến gene lặn.

(6) Những người có họ trong phạm vi 3 đời không nên kết hôn với nhau.

Số nhận định đúng là

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 2: Cho các nhận định sau:

(1) Độ tuổi kết hôn: nam vừa đủ 18, nữ vừa đủ 18 tuổi trở lên.

(2) Hôn nhân một vợ một chồng.

(3) Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi 2 đời.

(4) Không lựa chọn giới tính thai nhi.

(5) Không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn. 

(6) Người mẹ không nên sinh con sau 45 tuổi.

Có bao nhiêu tiêu chí đúng trong hôn nhân và kế hoạch hóa gia đình?

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 47: Di truyền học với con người, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 47: Di truyền học với con người, Câu hỏi trắc nghiệm bài 47: Di truyền học với con người KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com