Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 30: Tinh bột và cellulose

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 30: Tinh bột và cellulose KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Để nhận biết tinh bột người ta dùng thuốc thử sau

  • A. Dung dịch bromine.
  • B. Dung dịch iodine.
  • C. Dung dịch phenolphthalein.
  • D. Dung dịch Ca(OH)2.

Câu 2: Đun nóng tinh bột trong dung dịch acid vô cơ loãng sẽ thu được

  • A. cellulose.
  • B. glucose.
  • C. glycerol.
  • D. ethyl acetate.

Câu 3: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

  • A. nâu đỏ.                     
  • B. vàng.                            
  • C. xanh tím.                     
  • D. hồng.

Câu 4: Khi tiến hành thủy phân tinh bột hoặc cellulose thì cần có chất xúc tác nào sau đây?

  • A. Dung dịch nước vôi.               
  • B. Dung dịch muối ăn.
  • C. Dung dịch base.       
  • D. Dung dịch acid loãng.

Câu 5: Cellulose thuộc loại polysaccharide, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông gòn. Công thức của cellulose là:

  • A. (C6H10O5)n.                  
  • B. C12H22O11.                   
  • C. C6H12O6.                      
  • D. C2H4O2.

Câu 6: Tính chất vật lí của tinh bột là

  • A. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột
  • B. Chất rắn, tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột
  • C. Chất lỏng, không tan trong nước lạnh, tan được trong nước nóng tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột
  • D. Chất rắn màu vàng, tan trong nước lạnh, không tan được trong nước nóng

Câu 7: Tính chất vật lí của cellulose là

  • A. Chất rắn màu trắng, tan trong nước
  • B. Chất lỏng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng
  • C. Chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng
  • D. Chất rắn màu xanh, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tinh bột và cellulose đều tạo ra từ quá trình quang hợp của cây xanh
  • B. Tinh bột và cellulose đều có cùng số mắt xích trong phân tử
  • C. Tinh bột và cellulose có phân tử khối bằng nhau
  • D. Tinh bột và cellulose đều dễ tan trong nước

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Chọn một phương án đúng để điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống của các câu sau đây : Tương tự tinh bột, cellulose không có phản ứng ..(1)…, có phản ứng …(2)… trong dung dịch acid thành …(3)….

(1) (2) (3) là

  • A. tráng bạc, thủy phân, glucose
  • B. thủy phân, tráng bạc, fructose
  • C. khử, oxi hóa, saccharose
  • D. oxi hóa, ester hóa, mantozo

Câu 2: Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iodine hợp chất có màu xanh tím. Polymer X là

  • A. tinh bột.                       
  • B. cellulose.                     
  • C. saccharose.                  
  • D. glycogen.

Câu 3: Điểm giống nhau giữa tinh bột và cellulose:

  • A. Đều là thành phần chính của gạo, ngô, khoai
  • B. Đều là polymer thiên nhiên
  • C. Đều cho phản ứng thủy phân tạo thành glucose
  • D. Đều dùng làm thực phẩm

Câu 4: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch : glucose, hồ tinh bột, ethylic alcohol. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

  • A. Dung dịch iodine                                                 
  • B. Dung dịch acid
  • C. Dung dịch iodine và phản ứng tráng bạc             
  • D. Phản ứng với Na

Câu 5: Chọn câu đúng trong các câu sau:

  • A. Tinh bột và cellulose dễ tan trong nước
  • B. Tinh bột dễ tan trong nước còn cellulose không tan trong nước
  • C. Tinh bột và cellulose không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng
  • D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Còn cellulose không tan trong cả nước lạnh và nước nóng

Câu 6: Chọn câu phát biểu sai:

  • A. saccharose là một disaccharide.
  • B. Tinh bột và cellulose đều là polysaccharide, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucose.
  • C. Khi thuỷ phân đến cùng saccharose, tinh bột và cellulose đều cho một loại monosaccharide.
  • D. Khi thuỷ phân đến cùng, tinh bột và cellulose đều cho glucose.

Câu 7: Để phân biệt saccharose, tinh bột, cellulose ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?

  • A. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4
  • B. Cho từng chất tác dụng với dd I2
  • C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dd iodine
  • D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Cho các chất: X: glucose; Y: saccharose; Z: Tinh bột; T: Glixerin; H: cellulose. Những chất bị thuỷ phân là:

  • A. X , Z , H
  • B. Y , Z , H
  • C. X , Y , Z
  • D. Y , T , H

Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột →X→ Y → acid axetic. X và Y lần lượt là:

  • A. glucose, ethylic alcohol.
  • B. maltose, glucose.
  • C. glucose, ethyl acetate.
  • D. ethylic alcohol, aldehyde acetic.

Câu 3: Khối lượng phân tử trung bình của cellulose trong sợi bông là 4860000 amu. Vậy số gốc glucose có trong cellulose nêu trên là :

  • A. 28000     
  • B. 30000
  • C. 35000     
  • D. 25000

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: cellulose trinitrat được điều chế từ cellulose và acid nitric đặc có xúc tác acid sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7kg cellulose trinitrate, cần dùng dung dịch chứa m kg acid nitric (hiệu suất phản ứng tính theo acid là 90%). Giá trị của m là

  • A. 30.   
  • B. 10.   
  • C. 21.   
  • D. 42.

Câu 2: Cho khối lượng riêng của cồn nguyên chất là D = 0,8 g/ml. Hỏi từ 10 tấn vỏ bào (chứa 80% cellulose) có thể điều chế được bao nhiêu lít cồn thực phẩm 40∘ (biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế là 64,8%)?

  • A. 294 lít.                     
  • B. 920 lít.                     
  • C. 368 lít.           
  • D. 147,2 lít
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 30: Tinh bột và cellulose, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 30: Tinh bột và cellulose, Câu hỏi trắc nghiệm bài 30: Tinh bột và cellulose KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com