1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
A. động năng đạt giá trị cực đại.
- B. thế năng đạt giá trị cực đại.
- C. cơ năng bằng không.
- D. thế năng bằng động năng.
Câu 2: Một vật nhỏ được ném lên từ điểm M phía trên mặt đất; vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Bỏ qua sức cản của không khí. Trong quá trình MN?
- A. thế năng giảm.
- B. cơ năng cực đại tại N.
C. cơ năng không đổi.
- D. động năng tăng.
Câu 3: Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng. Khi nào có sự chuyển hóa từ thế năng thành động năng?
- A. Chỉ khi vật đang đi lên.
B. Chỉ khi vật đang rơi xuống.
- C. Chỉ khi vật lên tới điểm cao nhất.
- D. Cả khi vật đang đi lên và rơi xuống.
Câu 4: Trong quá trình rơi tự do của một vật thì
- A. Động năng tăng, thế năng tăng
B. Động năng tăng, thế năng giảm
- C. Động năng giảm, thế năng giảm
- D. Động năng giảm, thế năng tăng
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?
- A. Chỉ có động năng mới chuyển hóa thành thế năng.
- B. Chỉ có thế năng mới chuyển hóa thành động năng.
C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau nhưng cơ năng được bảo toàn.
- D. Chỉ có cơ năng mới chuyển hóa thành động năng và thế năng.
Câu 6: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định bằng biểu thức:
- A.
B.
- C.
- D.
Câu 7: Đại lượng nào sau đây không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang
- A. động năng.
B. cơ năng.
- C. thế năng.
- D. hóa năng.
Câu 8: Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra?
A. Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
- B. Cơ năng chuyển hóa thành động năng.
- C. Cơ năng chuyển hóa thành công cơ học.
- D. Cơ năng chuyển hóa thành thế năng.
2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương ngang từ vị trí A, rơi xuống đất tại vị trí D. Tại vị trí nào vật có thế năng lớn nhất ?
- A. Vị trí A.
B. Vị trí B.
- C. Vị trí C.
- D. Vị trí D.
Câu 2: Từ độ cao h người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Khi viên bi rời khỏi tay người ném, cơ năng của viên bi có ở dạng nào? Chọn mốc thế năng trọng trường tại mặt đất.
- A. Chỉ có động năng.
- B. Chỉ có thế năng.
C. Có cả động năng và thế năng.
- D. Không có cơ năng.
Câu 3: Trong các câu nhận xét sau câu nào sai?
- A. Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
B. Quả bóng có vận tốc lớn nhất khi nó lên đến điểm cao nhất.
- C. Nước chảy từ trên cao xuống thì thế năng chuyển thành động năng.
- D. Nếu kể đến ma sát thì cơ năng của vật không được bảo toàn.
Câu 4: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên (bỏ qua ma sát). Trong các phát biểu sau về quá trình nảy lên của quả bóng, phát biểu sai là:
A. Động năng tăng, thế năng giảm
- B. Cơ năng của vật là không đổi
- C. Động năng chuyển hóa thành thế năng
- D. Động năng giảm, thế năng tăng
Câu 5: Trong các trường hợp sau trường hợp nào động năng chuyển hóa thành thế năng? (Lấy mặt đất làm mốc tính thế năng).
- A. Vật lăn từ máng nghiêng xuống.
- B. Xe đạp đi trên đường bằng.
C. Quả bóng nảy lên.
- D. Hạt mưa rơi.
Câu 6: Thả viên bi lăn trên một cái máng có hình vòng cung như hình vẽ. Bỏ qua ma sát. Ở vị trí nào viên bi có động năng lớn nhất?
- A. Vị trí A.
B. Vị trí B.
- C. Vị trí C.
- D. Ngoài 3 vị trí trên.
Câu 7: Một người nằm trên một chiếc võng, võng đu đưa qua lại như hình. Khi võng chuyển động từ vị trí biên này sang biên kia
A. động năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
- B. thế năng tăng, đạt cực đại rồi giảm.
- C. động năng chuyển dần thành thế năng.
- D. thế năng chuyển dần thành động năng
3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m, với vận tốc ban đầu vo = 2 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng
- A. 4,5 J.
- B. 12 J.
- C. 24 J.
D. 22 J.
Câu 2: Một vật khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ độ cao 5,0 m lên phía trên với vận tốc đầu là 10 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Xác định cơ năng của vật tại vị trí của nó sau 0,50 s kể từ khi chuyển động.
A. 10 J
- B. 12,5 J
- C. 15 J
- D. 17,5 J
Câu 3: Hòn đá có khối lượng m = 50 g được ném thẳng đứng từ mặt đất lên trên với vận tốc v0 = 20 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng động năng khi vật có độ cao
- A. 16 m.
- B. 5 m.
C. 4 m.
- D. 20 m.
4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một vật ném được thẳng đứng xuống đất từ độ cao 5 m. Khi chạm đất vật nảy trở lên với độ cao 7 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm đất và sức cản môi trường. Vận tốc ném ban đầu có giá trị bằng
A. 10 m/s.
- B. 2 m/s.
- C. 5 m/s.
- D. 10 m/s.
Câu 2: Một vật trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng. Khi đi được 2/3 quãng đường theo mặt phẳng nghiêng tìm tỉ số động năng và thế năng của vật bằng
- A. 2/3
- B. 3/2
C. 2
- D. 1/2