Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 KNTT bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng

Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 40: Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng KHTN 9 Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Khi nói về quá trình dịch mã, kết luận nào sau đây không đúng?

  • A. Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp amino acid cuối cùng trên chuỗi polypeptide.
  • B. Trình tự các bộ ba trên mRNA quy định trình tự amino acid trong chuỗi polypeptide.
  • C. Liên kết hydrogen được hình thành trước liên kết peptide.
  • D. Chiều chuyển dịch của ribosome trên mRNA là 5’→3’.

Câu 2: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mRNA thường có một số ribosome cùng hoạt động. Các ribosome này được gọi là

  • A. Polynucleotide.
  • B. Polyribosome.
  • C. Polypeptide.
  • D. Polynucleotide.

Câu 3: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

  • A. codon.
  • B. amino acid.
  • C. anticodon.
  • D. triplet.

Câu 4: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự amino acid trong chuỗi polipeptit là chức năng của

  • A. rARN.
  • B. mARN.
  • C. tARN.
  • D. ARN.

Câu 5: Giai đoạn hoạt hoá amino acid của quá trình dịch mã diễn ra ở:

  • A. nhân con.
  • B. tế bào chất.
  • C. nhân.
  • D. màng nhân.

Câu 6:Các chuỗi polypeptide được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều

  • A. kết thúc bằng Met.
  • B. bắt đầu bằng amino acid Met.
  • C. bắt đầu bằng formyl-Met.
  • D. bắt đầu từ một phức hợp aa-tRNA.

Câu 7: Đâu là sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gene và tính trạng?

  • A. Gene → mRNA → protein → tính trạng.
  • B. Protein  → mRNA → gene → tính trạng.
  • C. Tính trạng  → protein → mRNA → gene.
  • D. Gene → mRNA → protein → tính trạng.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Khi nói về dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây là không đúng?

  • A. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribosome tham gia dịch mã trên một phân tử mRNA.
  • B. Amino acid mở đầu trong quá trình dịch mã là metionine.
  • C. Khi dịch mã, ribosome dịch chuyển theo chiều 5’→ 3’ trên phân tử mRNA.
  • D. Khi dịch mã, ribosome dịch chuyển theo chiều 3’→ 5’ trên phân tử mRNA

Câu 2: Trong quá trình dịch mã

  • A. Mỗi ribosome có thể hoạt động trên bất kì loại mRNA nào.
  • B. Mỗi amino acid đã được hoạt hóa liên kết với bất kì tRNA nào để tạo thành phức hợp amino acid - tRNA.
  • C. Mỗi tRNA có thể vận chuyển nhiều loại amino acid khác nhau.
  • D. Trên mỗi mRNA nhất định chỉ có một ribosome hoạt động.

Câu 3: Trong quá trình dịch mã, bộ ba mã sao 3’AUC’ của mRNA khớp bổ sung với bộ ba đối mã nào sau đây?

  • A. 5’UAG3’.
  • B. 3’AUG5’.
  • C. 3’UAG5’.
  • D. 3’UAC5’.

Câu 4: Từ 4 loại nucleotide, có thể tạo ra bao nhiêu loại codon?

  • A. 4.
  • B. 8.
  • C. 32.
  • D. 64.

Câu 5: Quá trình dịch mã dừng lại khi

  • A. Ribosome tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã sao.
  • B. Ribosome tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
  • C. Ribosome tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mRNA.
  • D. Ribosome tiếp xúc với vùng kết thúc nằm ở đầu của mạch mã gốc.

Câu 6: Trong quá trình dịch mã ở trong tế bào chất của tế bào nhân thực, không có sự tham gia của loại tRNA mang bộ ba đối mã là

  • A. 3’AUC5’.
  • B. 5’AUU3’.
  • C. 3’AUC5’.
  • D. 5’AUG3’.

Câu 7: Bộ ba đối mã anticodon của tRNA vận chuyển amino acid metionine là

  • A. 3’AUG5’.
  • B. 5’CAU5’.
  • C. 5’AUG3’.
  • D. 3’CAU5’.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Khi nói về mối quan hệ giữa phiên mã và dịch mã, một học sinh đưa ra các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định chính xác?

I. Mã mở đầu trên mRNA có tên là 5’AUG 3’.

II. Mã mở đầu trên mạch bổ sung có tên là 5’ATG 3’.

III. Mã kết thúc trên mRNA có thể là 5’UAG 3’ hoặc 5’UGA 3’ hoặc 3’UAA 5’

IV. Anticondon mang amino acid formyl metionyl ở nhân thực có tên là 3’UAC 5’

V. Codon mở đầu mã hóa cho amino acid ở nhân sơ có tên là 5’AUG 3’.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

Câu 2: Một phân tử mRNA chỉ chứa 3 loại nucleotide là A, U, C. Nhóm các bộ ba nào dưới đây có thể có trên mạch bổ sung của gene đã phiên mã ra mRNA nói trên?

  • A. TAG, GAA, ATA, ATG.
  • B. AAA, CCA, TAA, TCC.
  • C. AAG, GTT, TCC, CAA.
  • D. ATC, TAG, GAC, GAA.

Câu 3: Một gene ở vi khuẩn E.coli đã tổng hợp cho một phân tử protein hoàn chỉnh có 298 amino acid. Phân tử mRNA được tổng hợp từ gene trên có tỉ lệ A:U:G:C là 1:2:3:4. Số lượng nucleotide từng loại của gene trên là:

  • A. A=T=270; G=C= 630.
  • B. A=T= 630; G=C=270.
  • C. A=T= 270; G=C=627.
  • D. A=T=627; G=C= 270.

Câu 4: Ở sinh vật nhân sơ, một chuỗi polypeptide được tổng hợp đã cần 499 lượt tRNA. Trong các bộ ba đối mã cỉa tRNA có A= 447; ba loại còn lại bằng nhau. Mã kết thúc của mRNA là UAG. Số polynucleotide mỗi loại của mRNA làm khuôn cho sự tổng hợp chuỗi polynucleotide nói trên là

  • A. A=448, C= 350; U=G= 351.
  • B. U=447; A=G=C= 351.
  • C. U= 448; A=G=351; C= 350.
  • D. A= 477, U= G= C= 352.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:

(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met-tRNA (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG) trên mRNA.

(2) Tiểu đơn vị lớn của ribosome kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribosome hoàn chỉnh.

(3) Tiểu đơn vị bé của ribosome gắn với mRNA ở vị trí nhận biết đặc hiệu.

(4) Codon thứ hai trên mRNA gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1-tRNA (aa1: amino acid đứng liền sau amino mở đầu).

(5) Ribosome dịch đi một codon tren mRNA theo chiều 5’ đến 3’.

(6) Hình thành liên kết peptide giữa amino acid mở đầu và aa1.

Các giai đoạn trong giai đoạn mở đầu và kéo dài chuỗi polypeptide diễn ra theo thứ tự:

  • A. (2), (1), (3), (4), (6), (5).
  • B. (3), (1), (2), (4), (6), (5).
  • C. (3), (2), (1), (4), (5), (6).
  • D. (2), (3), (1), (4), (5), (6).

Câu 2: Có bao nhiêu nhận xét sau đúng đối với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực ?

(1) Dịch mã diễn ra cùng thời điểm với quá trình phiên mã.

(2) Ribosome di chuyển trên mRNA theo chiều 5’ → 3’.

(3) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X và ngược lại).

(4) Xảy ra ở tế bào chất.

(5) 1 phân tử mRNA dịch mã tạo 1 chuỗi polypeptide.

(6) Gồm quá trình hoạt hóa amino acid và tổng hợp polypeptide.

(7) Trong quá trình dịch mã, tRNA đóng vai trò như “người phiên dịch”.

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 6.
  • D. 7.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 40: Dịch mã và mối quan hệ, Trắc nghiệm KHTN 9 Kết nối tri thức bài 40: Dịch mã và mối quan hệ, Câu hỏi trắc nghiệm bài 40: Dịch mã và mối quan hệ KHTN 9 Kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net