A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Ở điều kiện thường sulfur tồn tại ở thể
A. rắn
B. lỏng
C. khí
D. hỗn hợp
Câu 2. Một số kim loại bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội như Fe, Al, Cr là do:
A. Tạo ra lớp sulfate bền bảo vệ
B. Tạo ra lớp oxide bền bảo vệ
C. Tạo ra lớp acid bền bảo vệ
D. Tạo ra lớp màng kim loại bảo vệ
Câu 3. Chất hữu cơ là:
A. Hợp chất khó tan trong nước.
B. Hợp chất của cacbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O.
C. Hợp chất của cacbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat kim loại.
D. Hợp chất có nhiệt độ sôi cao.
Câu 4. Nguyên tố Sulfur có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của Sulfur trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 3, nhóm VIA.
B. chu kì 5, nhóm VIA.
C. chu kì 3, nhóm IVA.
D. chu kì 5, nhóm IVA.
Câu 5. Đâu không phải ứng dụng của sulfuric acid?
A. Dùng trong chế biến thực phẩm.
B. Làm phân bón cho cây trồng.
C. Làm chất tẩy rửa.
D. Dùng để chế hóa dầu mỏ.
Câu 6. Tính chất nào sau đây không phải của sulfuric acid đặc, nguội?
A. Háo nước.
B. Hoà tan được Al và Fe.
C. Tan trong nước, toả nhiệt.
D. Than hóa vải, giấy, saccharose.
Câu 7. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Xút.
B. Muối ăn.
C. Giấm ăn.
D. Cồn.
Câu 8. Dẫn xuất hydrocarbon là những hợp chất hữu cơ
A. Trong phân tử chỉ có nguyên tố carbon
B. Trong phân tử chỉ có nguyên tố carbon và hydrogen
C. Trong phân tử ngoài nguyên tố carbon còn có các nguyên tố như oxygen, nitrogen, sulfur, halogen,…
D. Trong phân tử chắc chắn phải có nguyên tố oxygen
Câu 9. Bộ dụng cụ như hình vẽ mô tả cho phương pháp tách chất nào?
A. Chiết
B. Chưng cất
C. Kết tinh
D. Sắc kí
Câu 10. Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. CaO.
B. nước brommine.
C. dung dịch Ba(OH)2.
D. dung dịch NaOH.
Câu 11. Phương pháp nào sau đây dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng?
A. Chiết.
B. Cô cạn.
C. Lọc.
D. Dùng phản ứng hóa học.
Câu 12. Công thức đơn giản nhất (CTĐGN) cho ta biết
A. Số lượng các nguyên tố trong hợp chất.
B. Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất
C. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
D. Cấu tạo đơn giản nhất của phân tử hợp chất hữu cơ
Câu 13. Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH2Cl và có tỉ khối hơi so với heli bằng 24,75. Công thức phân tử của Z là
A. CH2Cl.
B. C2H4Cl2.
C. C2H6Cl.
D. C3H9Cl3.
Câu 14. Phần trăm theo khối lượng nguyên tử cacbon (C) trong phân tử C2H6O là
A. 52,17%
B. 13,04%
C. 34,78%
D. 15,24%
Câu 15. Cặp chất nào sau đây có phân tử có liên kết đôi?
A. C2H4 và C2H6
B. C2H2 và C3H8
C. CH4 và C3H4
D. C3H6 và C4H8
Câu 16. Cặp chất nào sau đây là đồng phân?
A. C2H5OH và CH3OCH3
B. CH3OCH3 và CH3CHO
C. CH3CH2CH2OH và C2H5OH
D. C4H10 và C6H6
Câu 17. Số đồng phân cấu tạo của C4H10 và C4H9Cl lần lượt là
A. 2 và 2
B. 2 và 4
C. 2 và 3
D. 2 và 5
Câu 18. Nguyên nhân của hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ là gì?
A. Vì trong hợp chất hữu cơ, nguyên tố carbon luôn có hóa trị IV.
B. Vì carbon có thể liên kết với chính nó để tạo thành mạch carbon (thẳng, nhánh, vòng)
C. Vì sự thay đổi trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. Vì trong hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tố hydrogen.
Câu 19. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của CH4?
A. C2H2; C3H4; C4H6; C5H8.
B. C2H2; C3H4, C4H10, C5H12.
C. C2H6; C4H10; C5H12; C6H14.
D. C2H6; C3H8; C5H10; C6H12.
Câu 20. Những người bị bệnh đau dạ dày thường cần uống loại hóa chất nào sau đây?
A. NaHSO3
B. Na2CO3
C. Na2SO3
D. NaHCO3
Câu 21. Acid H2SO4 đặc có thể làm khô khí nào sau đây là tốt nhất?
A. H2S
B. SO3
C. CO2
D. CO
Câu 22. Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ là
A. Liên kết ion
B. Liên kết cộng hóa trị
C. Liên kết kim loại
D. Liên kết hydrogen
Câu 23. Chất nào sau đây không thuộc loại chất hữu cơ?
A. CH4
B. CH3Cl
C. CH3COONa
D. CO2
Câu 24. Số sóng (cm-1) hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại (IR) của nhóm phenol là
A. 3500 - 3200.
B. 1715 - 1666.
C. 3650 - 3200.
D. 1750 - 1715.
Câu 25. ách benzene (nhiệt độ sôi là 800C) và acetic acid (nhiệt độ sôi là 1180C) ra khỏi nhau có thể dùng phương pháp
A. Chưng cất ở áp suất thấp
B. Chưng cất ở áp suất thường
C. Chiết bằng dung môi hexane
D. Chiết bằng dung môi ethanol
Câu 26. Người ta có thể sản xuất phân đạm từ nitrogen không khí. Coi không khí sau khi tách hết tạp chất chỉ còn nitrogen và oxygen. Nitrogen sôi ở -196oC, còn oxygen sôi ở -183oC. Để tách nitrogen ra khỏi không khí người ta cần
A. dẫn không khí vào dụng cụ chiết, lắc thật kĩ sau đó tiến hành chiết sẽ thu được nitrogen.
B. Dẫn không khí qua nước, nitrogen sẽ bị giữ lại, sau đó đun sẽ thu được nitrogen.
C. Hóa lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ lên -196oC, nitrogen sẽ sôi và bay hơi.
D. Làm lạnh không khí sau đó đun sôi thì nitrogen bay ra trước còn oxygen bay ra sau.
Câu 27. Phân tích chất hữu cơ X chứa C, H, O ta có mC : mH : mO = 2,24 : 0,357 : 2. Công thức đơn giản nhất của X là:
A. C6H12O4
B. CH3O
C. C3H6O2
D. C3H6O
Câu 28. Hình sau đây là phổ khối lượng của phân tử acetone. Hãy xác định phân tử khối của acetone. Biết phân tử khối của hợp chất này được xác định thông qua kết quả phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất
A. 58
B. 43
C. 15
D. 30
B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Để 5,6g sắt ngoài không khí thu được 7,2g chất rắn X gồm sắt và các oxide. Hòa tan hoàn toàn chất đó vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí SO2 (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Tìm V.
Câu 2. (1 điểm) Naphthalen (băng phiến) là một hydrocarbon ở thể rắn, tinh thể màu trắng, độc, thường dùng trong các sản phẩm xua đuổi côn trùng. Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong naphthalen lần lượt là 93,75% carbon, 6,25% hydrogen. Phân tử khối của hợp chất này được xác định thông qua kết quả phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất. Hãy cho biết công thức phân tử của Naphthalen.
Câu 3 (1 điểm) Khi phân tích a(g) chất hữu cơ A chứa C, H, O thấy tổng khối lượng 2 nguyên tố carbon và hydrogen là 0,46g. Nếu đốt cháy hoàn toàn a(g) chất A cần vừa đủ 0,9916 lít O2 (ở đkc). Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch NaOH dư, thấy chúng bị hấp thụ hoàn toàn và khối lượng bình chứa tăng thêm 1,9g. Hãy xác định ông thức phân tử của A.
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
1. A | 2. B | 3. C | 4. A | 5. A | 6. B | 7. A |
8. C | 9. B | 10. B | 11. C | 12. B | 13. B | 14. A |
15. D | 16. A | 17. B | 18. C | 19. C | 20. D | 21. C |
22. B | 23. D | 24. C | 25. B | 26. C | 27. C | 28. A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | Ta có: nFe = 0,1 mol Áp dụng ĐLBTKL: mO = mX – mFe = 7,2 – 5,6 = 1,6 (g) → nO = 0,1 mol Fe0 → Fe+3 + 3e 0,1 → 0,3 (mol) O0 + 2e → O-2 0,1→0,2 (mol) S+6 + 2e → S+4 2x ← x (mol) Bảo toàn electron: 0,3 = 0,2 + 2x → x = 0,05 mol → VSO2 = 0,05.24,79 = 1,2395 (l) |
0,5đ
0,5đ |
Câu 2 (1 điểm) | Gọi công thức phân tử của Naphthalen là CxHy Dựa vào phổ khối lượng nguyên tử, có MNaphthalen = 128 %mC = 93,75%, %mH = 6,25%. Ta có: %mC = = 93,75% → x = 10 %mH = = 6,25% → y = 8 Vậy công thức phân tử của Naphthalen là C10H8. |
0,5đ
0,5đ |
Câu 3 (1 điểm) | nO2 = 0,04 mol Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có mA + mO2 = mCO2 + mH2O => mA = 1,9 – 0,04.32 = 0,62 g mC + mH + mO = 0,62 → mO = 0,16 g → nO = 0,01 mol Áp dụng bảo toàn nguyên tố nO (A) + nO (O2) = nO (CO2) + nO (H2O) => 2nCO2 + nH2O = 0,04.2 + 0,01 = 0,09 mol Mặt khác mC + mH =0,46 g => nCO2 = 0,035 mol, nH2O =0,02 mol => nC = 0,035 mol, nH = 0,04 nC : nH : nO = 0,035 : 0,04 : 0,01 = 7: 8: 2 Công thức phân tử của A là C7H8O2 |
0,5đ
0,5đ |
CHỦ ĐỀ |
NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Nitrogen và sulfur
| Bài 6. Sulfur và sulfur dioxide | 2 |
| 2 |
|
|
|
|
| 4 | 0 | 1đ |
Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate | 2 |
| 3 |
|
| 1 |
|
| 5 | 1 | 2,25đ | |
Đại cương về hóa học hữu cơ | Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ | 2 |
| 3 |
|
| 1 |
|
| 5 | 1 | 2,25đ |
Bài 9. Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ | 2 |
| 2 |
|
|
|
|
| 3 | 0 | 0,75đ | |
Bài 10. Công thức phân tử học chất hữu cơ | 1 |
| 4 |
|
|
|
| 1 | 5 | 1 | 2,25đ | |
Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ | 2 |
| 3 |
|
|
|
|
| 6 | 0 | 1,5đ | |
Tổng số câu TN/TL | 12 | 0 | 16 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1 | 28 | 3 |
10 điểm | |
Điểm số | 3đ | 0đ | 4đ | 0đ | 0đ | 2đ | 0đ | 1đ | 7đ | 3đ | ||
Tổng số điểm | 3 điểm 30% | 4 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
MÔN: HÓA HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ, yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL | TN | TL | TN | |||
Nitrogen và sulfur
| Bài 6. Sufur và sulfur dioxide | Nhận biết: - Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố sufur. - Nhận biết vị trí của sulfur trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. |
|
1
1 |
|
Câu 1
Câu 4 |
Thông hiểu: - Trình bày được cách hạn chế tác hại của SO2 đối với môi trường sống - Trình bày được cách nhận biết sulfur dioxide bằng tính chất hóa học. |
| 1
1 |
| Câu 7
Câu 10 | ||
Bài 7. Sulfuric acid và muối sulfate | Nhận biết: - Nêu được ứng dụng của H2SO4 - Nhận biết được tính chất hóa học của H2SO4. |
|
1 1
|
|
Câu 5 Câu 6
| |
Thông hiểu: - Trình bày được ứng dụng của muối sulfate trong thực tiễn. - Giải thích được tính chất hóa học của H2SO4. -Trình bày được ứng dụng của H2SO4 thông qua tính chất hóa học |
|
1
1
1
|
|
Câu 20
Câu 2
Câu 21
| ||
Vận dụng: - Vận dụng kiến thức về sulfuric acid và muối sulfate để giải quyết bài tập liên quan. | 1 |
| Câu 1 |
| ||
Đại cương về hóa học hữu cơ | Bài 8. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ | Nhận biết: - Nêu được khái niệm chất hữu cơ - Nêu được khái niệm dẫn xuất hydrocarbon |
|
1 1
|
|
Câu 3 Câu 8
|
Thông hiểu: - Hiểu được liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ - Xác định được các chất hữu cơ - Xác định được nhóm chức bằng bảng tín hiệu hồng ngoại. |
|
1
1 1 |
|
Câu 22
Câu 23 Câu 24 | ||
Vận dụng: - Nhận biết được các chất bằng phương pháp hóa học và sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức | 1 |
| Câu 2 |
| ||
Bài 9. Phương pháp tách biệt và tính chế hợp chất hữu cơ | Nhận biết: - Nhận biết được các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ |
|
2 |
|
Câu 9 Câu 11 | |
Thông hiểu: - Trình bày được nguyên tắc cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. - Thực hiện được các thí nghiệm về chúng cất thường, chiết. |
| 1
1 |
| Câu 25
Câu 26 | ||
Bài 10. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ | Nhận biết: - Nêu được khái niệm về công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ. |
1
|
| Câu 12 | ||
Thông hiểu: - Xác định được tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ. - Sử dụng được kết quả phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ. |
|
3
1
|
|
Câu 13 Câu 14 Câu 27 Câu 28
| ||
Vận dụng cao: - Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối. |
1 |
Câu 3 |
| |||
Bài 11. Cấu tạo hóa học của hợp chất hữu cơ | Nhận biết: - Nhận biết được các liên kết trong phân tử. - Nhận biết được các chất đồng phân, đồng đẳng |
1
1 |
|
Câu 15
Câu 16 Câu 19 | ||
Thông hiểu: - Viết được các chất đồng đẳng, đồng phân. - Giải thích được hiện tượng đồng phân. | 1
1 |
|
Câu 17
Câu 18 |