Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

BÀI 11. PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không chính xác ?

  1. Chưng cất là phương pháp thuận tiện để tinh chế các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.
  2. Chưng cất là phương pháp tinh chế, tách dựa trên sự khác nhau về thành phần của hỗn hợp hơi

và thành phần hỗn hợp lỏng nằm cân bằng với nhau.

  1. Chưng cất là phương pháp tinh chế, tách dựa trên sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất.
  2. Chưng cất là phương pháp tinh chế, tách dựa trên sự khác nhau về tỉ khối hơi của các chất.

Câu 2: Phương pháp nào sau đây không dùng để tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

  1. Phương pháp chưng cất
  2. Phương pháp chiết
  3. Phương pháp kết tinh
  4. Phương pháp sulfate

Câu 3: Phương pháp dùng để tinh chế các chất có nhiệt độ sôi khác nhau (đủ lớn) là

  1. Chưng cất
  2. Chiết
  3. Kết tinh
  4. Điện phân

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng

  1. Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất rắn ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn
  2. Phương pháp chưng cất dùng để tách chất rắn và chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn
  3. Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn
  4. Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi giống nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn

Câu 5: Chiết là phương pháp tách biệt và tinh chế

  1. Hỗn hợp các chất dựa vào sự hòa tan giống nhau của chúng trong hai môi trường không trộn lẫn vào nhau
  2. Hỗn hợp các chất dựa vào sự hòa tan khác nhau của chúng trong hai môi trường không trộn lẫn vào nhau
  3. Hỗn hợp các chất dựa vào sự hòa tan khác nhau của chúng trong hai môi trường giống nhau
  4. Hỗn hợp các chất dựa vào sự hòa tan khác nhau của chúng trong hai môi trường đồng thể

Câu 6: Có bao nhiêu cách tiến hành phương pháp chiết?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 7: Phương pháp chiết lỏng-lỏng dùng để

  1. Tách lấy chất hữu cơ khi nó ở dạng nhũ tương hoặc huyền phù trong nước
  2. Tách lấy chất vô cơ khi nó ở dạng nhũ tương trong nước
  3. Tách lấy chất hữu cơ khi nó ở dạng kết tủa trong nước
  4. Tách lấy chất vô cơ khi nó ở dạng nhũ tương hoặc huyền phù trong nước

Câu 8: Đâu không phải là ứng dụng của phương pháp chiết lỏng rắn?

  1. Ngâm rượu thuốc
  2. Phân tích thổ nhưỡng
  3. Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản
  4. Nấu rượu gạo

Câu 9: Chiết lỏng – lỏng thường dùng để

  1. Tách các chất vô cơ không tan trong nước
  2. Tác các chất vô cơ hòa tan trong nước
  3. Tách các chất hữu cơ hòa tan trong nước
  4. Tách các chất hữu cơ không tan trong nước

Câu 10: Kết tinh là phương pháp tách biệt và tinh chế

  1. Hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ
  2. Hỗn hợp các chất lỏng dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ
  3. Hỗn hợp các chất lỏng dựa vào sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ
  4. Hỗn hợp các chất rắn không tan dựa vào sự thay của chúng theo nhiệt độ

Câu 11: Phương pháp dùng để tách và tinh chế các chất rắn là

  1. Chiết
  2. Chưng cất
  3. Kết tinh
  4. Sắc kí cột

Câu 12: Sắc kí cột là phương pháp tách biệt và tinh chế

  1. Hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố giống nhau của chúng giữa hai pha động và pha tĩnh
  2. Hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố giống nhau của chúng giữa hai pha động
  3. Hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha tĩnh
  4. Hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và pha tĩnh

Câu 13: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng

  1. Pha động là dung môi và dung dịch mẫu chất cần tách di chuyển qua cột
  2. Pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt rất lớn, có khả năng hấp phụ khác nhau các chất trong hỗn hợp cần tách
  3. Khi dung môi chạy qua cột, các chất hữu cơ được tách ra ở từng phân đoạn
  4. Pha tĩnh gồm dung môi di chuyển qua cột còn dung dịch mẫu đứng yên

Câu 14: Phương pháp sắc kí cột thường dùng để

  1. Tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau
  2. Tách các chất hữu cơ có hàm lượng lớn và khó tách ra khỏi nhau
  3. Tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và dễ tách ra khỏi nhau
  4. Tách các chất hữu cơ có hàm lượng lớn và dễ tách ra khỏi nhau

Câu 15: Cho các phát biểu sau về phương pháp chiết lỏng – lỏng. Đâu là phát biểu không đúng?

  1. Dùng dung môi có khả năng hòa tan chất cần chiết
  2. Khi hai chất lỏng không trộn lẫn được vào nhau, chất lỏng nào có khối lượng riêng lớn hơn sẽ tách thành lớp ở trên
  3. Chưng cất dung môi ở nhiệt độ và áp suất thích hợp sẽ thu được chất hữu cơ
  4. Dung môi dùng để chiết không trộn lẫn với dung môi ban đầu và có nhiệt độ sôi thấp

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Dùng phương pháp nào thích hợp cho việc tách hỗn hợp alcohol và nước?

  1. Phương pháp cô cạn
  2. Phương pháp lọc
  3. Phương pháp chưng cất
  4. Phương pháp chiết

Câu 2: Để tăng nồng độ ethanol (C2H5OH) từ dung dịch loãng trong nước, người ta tiến hành

  1. Chiết bằng dung môi hữu cơ
  2. Cô cạn dung dịch
  3. Chưng cất bằng dung dịch loãng
  4. Kết tinh ethanol

Câu 3: Để tách tinh dầu sả (có trong thân, rễ, lá…cây sả) trong công nghiệp hương liệu, người ta dùng phương pháp

  1. Chưng cất bằng hơi nước và chiết bằng nước lạnh
  2. Chưng cất bằng hơi nước và chiết tinh dầu ra khỏi hỗn hợp sản phẩm
  3. Chiết tinh dầu sả sau đó chưng cất bằng hơi nước
  4. Kết tinh dầu sả trong nước

Câu 4: Quá trình nào sau đây thuộc phương pháp kết tinh

  1. Ngâm rượu thuốc
  2. Làm đường mía từ nước mía
  3. Giã lá chàm, lấy nước để nhuộm vải
  4. Nấu rượu

Câu 5: Để tách β-carotene từ nước ép cà rốt, người ta dùng phương pháp

  1. Chưng cất
  2. Kết tinh
  3. Sắc kí cột
  4. Chiết

Câu 6: Trong thực tế, phương pháp chưng cất và chiết không thể dùng để

  1. Tách được tinh dầu vỏ quả bưởi, cam, chanh
  2. Tách được đường từ cây mía
  3. Ngâm rượu
  4. Phân tích thổ nhưỡng

Câu 7: Sự giống nhau giữa phương pháp chiết lỏng – lỏng và phương pháp chiết lỏng – rắn là

  1. Đều dựa vào sự hoàn tan khác nhau các các chất trong môi trường không trộn lẫn vào nhau
  2. Dùng để tách các chất hữu cơ hòa tan trong nước
  3. Dùng dung môi lỏng hòa tan các chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn
  4. Dung môi cần dùng có nhiệt độ sôi cao

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Chloroform (CHCl3) nóng chảy ở -64C và sôi ở 61C (dưới áp suất khí quyển). Nó là dung môi để hòa tan nhiều chất béo như mỡ bò, để bôi trơn. Làm thế nào để tách được chloroform từ dung dịch mỡ bò trong chloroform?

  1. Lọc
  2. Kết tủa
  3. Chưng cất
  4. Tách chiết

Câu 2: Bộ dụng cụ như hình vẽ bên mô tả cho phương pháp tách chất nào?

  1. Chiết
  2. Chưng cất
  3. Kết tinh
  4. Sắc ký

Câu 3: Phương pháp tách biệt và tinh chế nào sau đây không đúng với cách làm là:

  1. Quá trình làm muối ăn từ nước biển hay làm đường phèn từ nước mía là phương pháp kết tinh.
  2. Nấu rượu sau khi ủ men rượu từ nguyên liệu như tinh bột hay xenlulozơ là phương pháp chưng cất.
  3. Khi thu được hỗn hợp gồm tinh dầu xả nổi trên lớp nước tách lấy tinh dầu là phương pháp chiết
  4. Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa hay phủ tro muối) là phương pháp kết tinh.

Câu 4: Cho hỗn hợp các chất sau: pentane (sôi ở 360C), heptane (sôi ở 980C), octane (sôi ở 1260C), nonane (sôi ở 1510C). Có thể tách riêng các chất đó bằng phương pháp

  1. Kết tinh
  2. Thăng hoa
  3. Chưng cất
  4. Chiết

Câu 5: Tách benzene (nhiệt độ sôi là 800C) và acetic acid (nhiệt độ sôi là 1180C) ra khỏi nhau có thể dùng phương pháp

  1. Chưng cất ở áp suất thường
  2. Chưng cất ở áp suất thấp
  3. Chiết bằng dung môi hexane
  4. Chiết bằng dung môi ethanol

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Để tách actemisin, một chất có trong cây Thanh hao hoa vàng dùng để chế thuốc chống sốt rét, người ta tiến hành như sau: 

- Ngâm lá và thân cây đã băm nhỏ trong hexan sau đó gạn lấy phần chất lỏng

- Đun phần chất lỏng cho hexan bay lên và ngưng tụ để thu lại

- Phần còn lại là chất lỏng sệt được cho lên cột sắc kí và cho các dung môi thích hợp chạy qua để tách riêng từng cấu tử trong tinh dầu

Trong mỗi giai đoạn của quá trình trên, người ta đã sử dụng lần lượt các kĩ thuật nào sau đây?

  1. Chưng cất, sắc kí, kết tinh
  2. Chiết, chưng cất, sắc kí cột
  3. Chưng cất, chiết, kết tinh
  4. Chưng cất, chiết, sắc kí

Câu 2: Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ để thực hiện các quy trình dưới đây

(1) Ngâm rượu thuốc

(2) Làm đường mía từ nước mía

(3) Giã lá chàm, lấy nước để nhuộm vải

(4) Nấu rượu

Các phương pháp tương ứng với từng quy trình là

  1. (1) Sắc kí cột – (2) Chiết – (3) Kết tinh – (4) Chưng cất
  2. (1) Chiết – (2) Kết tinh – (3) Chưng cất – (4) Chiết
  3. (1) Sắc kí cột – (2) Chưng cất – (3) Chiết – (4) Kết tinh
  4. (1) Chiết – (2) Kết tinh – (3) Chiết – (4) Chưng cất

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hóa học 11 KNTT, bộ trắc nghiệm hóa học 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm hóa học 11 kết nối tri thức Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net