Trắc nghiệm hóa học 11 kết nối bài 5: Ammonia – Muối ammonium

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 5: Ammonia – Muối ammonium. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

CHƯƠNG 2. NITROGEN - SULFUR

BÀI 5. AMMONIA – MUỐI AMMONIUM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Trong dung dịch ammonia là một base yếu là do

  1. Ammonia tan nhiều trong nước
  2. Phân tử ammonia là phân tử có cực
  3. Khi tan trong nước, ammonia kết hợp với nước tạo ra các ion N
  4. Khi tan trong nước, chỉ một phần nhỏ các phân tử ammonia kết hợp với ion H+ của nước tạo ra các ion N và OH-

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia?

  1. Nguyên tử nitrogen còn một cặp electron không liên kết
  2. Liên kết N – H kém bền
  3. Liên kết N – H phân cực
  4. Nguyên tử hydrogen trong phân tử mang một phần điện tích dương.

Câu 3: Tính base của NH3 do

  1. trên N còn cặp electron tự do
  2. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
  3. NH3 tan được nhiều trong nước
  4. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH

Câu 4: Chất nào sau đây có thể làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước?

  1. P2O5
  2. H2SO4 đặc
  3. CuO bột
  4. NaOH rắn

Câu 5: Nhận xét nào về muối ammonia dưới đây đúng?

  1. Muối ammonia là tinh thể ion, phân tử gồm cation ammonia và anion hydroxide
  2. Dung dịch muối ammonia tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ
  3. Hầu hết các muối ammonia đều dễ tan trong nước, phân li hoàn toàn ra ion
  4. Khi nhiệt phân muối ammonia luôn luôn có khí ammonia thoát ra

Câu 6: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?

  1. (NH4)3PO4
  2. NH4HCO3
  3. CaCO3
  4. NaCl

Câu 7: Vai trò của NH3 trong phương trình dưới đây là

NH3 + HNO3  NH4NO3

  1. chất oxi hóa
  2. môi trường
  3. base
  4. chất khử

Câu 8: Có bao nhiêu liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia?

  1. 3
  2. 2
  3. 4
  4. 5

Câu 9: Tiến hành làm thí nghiệm đun nóng muối ammonia clorua trên ngọn lửa đèn cồn, để một mẫu quỳ tím ẩm gần miệng ống nghiệm. Quỳ tím sẽ chuyển thành

  1. màu đỏ
  2. màu xanh
  3. không chuyển màu
  4. ban đầu chuyển xanh, sau đó chuyển đỏ

Câu 10: Yếu tố không giúp tăng hiệu suất phản ứng dưới đây là

N2 + 3H2  2NH3; H = - 92Kj

  1. Tăng nhiệt độ
  2. Tăng áp suất
  3. Lấy ammonia ra khỏi hỗn hợp phản ứng
  4. Bổ sung thêm khí N2 và hỗn hợp phản ứng

Câu 11: Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp ammonia chuyển dịch sang phải, cần phải đồng thời

  1. tăng áp suất và tăng nhiệt độ
  2. tăng áp suất và giảm nhiệt độ
  3. giảm áp suất và giảm nhiệt độ
  4. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ

Câu 12: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trò là chất oxi hóa?

  1. 2NH3 + H2O2 +MnSO4 MnO2 + (NH4)2SO4
  2. 2NH3 + 3Cl2 N2 + 6HCl
  3. 2NH3 + 2Na 2NaNH2 + H2
  4. 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O

Câu 13: X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra khí mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trằn không tan trong HNO3. X là muối nào trong số các muối sau

  1. NH4HSO3
  2. (NH4)2SO3
  3. (NH2)2CO3
  4. (NH4)3PO4

Câu 14: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là

  1. có kết tủa xanh nhạt xuất hiện
  2. lúc đầu có kết tủa xanh nhạt, sau kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh đậm
  3. có kết tủa màu xanh lam xuất hiện và có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra
  4. dung dịch màu xanh nhạt chuyển sang màu xanh đậm

Câu 15: Bình cầu chứa đấy khí ammonia khô, được úp ngược lên một chậu chứa dung dịch HCl loãng pha dung dịch quỳ có màu hồng. Nước phun lên trong bình cầu và dung dịch trong bình cầu chuyển thành màu xanh. Hiện tượng này xảy ra vì

  1. acid đã phản ứng với base, làm quỳ đổi màu từ hồng sang xanh
  2. ammoniac là acid yếu, làm xanh quỳ
  3. khí ammonia có tính base, tan trong nước nên áp suất giảm, nhò đó nước có thể phun lên
  4. acid đã phản ứng với khí ammoniac trong bình nên áp suất giảm, nhờ đó nước có thể phun lên.

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là

  1. HCl, O2, Cl2, FeCl5
  2. H2SO4, Ba(OH)2, FeO, NaOH
  3. HCl, HNO3, AlCl3, CaO
  4. KOH, HNO3, CuO, CuCl2

Câu 2: Ammonia phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện coi như có đủ)?

  1. HCl, KOH, FeCl3, Cl2
  2. H2SO4, PbO, FeO, NaOH
  3. HCl, O2, Cl2, CuO, dd AlCl3
  4. KOH, HNO3, CuO, CuCl2

Câu 3: Nhận xét nào sau đây là sai?

  1. Tất cả các muối ammonia đều dễ tan trong nước
  2. Trong nước, muối ammonia điện li hoàn toàn cho ion N không màu và chỉ tạo ra môi trường acid
  3. Muối ammonia kém bền với nhiệt
  4. Muối ammonia phản ứng với dung dịch kiềm đặc, nóng giải phóng khí ammonia

Câu 4: Cho NH3 dư lần lượt vào các dung dịch CuSO4, AlCl3, NaBr, AgNO3, FeSO4, MgCl2, Zn(NO3)2. Có bao nhiêu dung dịch tạo phức với NH3?

  1. 2
  2. 5
  3. 4
  4. 3

Câu 5: Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?

  1. CuCl2
  2. KNO3
  3. AlCl3
  4. NaCl

Câu 6: Hiện tượng quan sát được khi cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào muối Al(NO3)3 là

  1. xuất hiện kết tủa keo trắng tăng dần đến cực đại và không tan trong dung dịch NH3 dư
  2. xuất hiện kết tủa keo trắng tăng dần đến cực đại và tan dần đến hết trong dung dịch NH3 dư
  3. không có hiện tượng gì xảy ra
  4. xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó kết tủa tan 1 phần khi cho dung dịch NH3 dư, dung dịch thu được vẩn đục

Câu 7: Có ba dung dịch mất nhãn NaCl; NH4Cl; NaNO3. Dãy hóa chất nào sau đây có thể phân biệt được ba dung dịch trên?

  1. Phenol phtalein và NaOH
  2. Cu và HCl
  3. Phenol phtalein; Cu và H2SO4 loãng
  4. Quỳ tím và dung dịch AgNO3

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Các chất khí điều chế trong phòng thí nghiệm thường được thu theo phương pháp đẩy không khí (cách 1, cách 2) hoặc đẩy nước (cách 3) như hình vẽ dưới đây

Có thể dùng cách nào trong 3 cách trên để thu khí NH3?

  1. Cách 1
  2. Cách 2
  3. Cách 3
  4. Cách 2 hoặc 3

Câu 2: Hỗn hợp X chứa 2 mol NH3 và 5 mol O2. Cho X qua Pt(xt) và đun ở 900 oC, thấy có 90% NH3 bị oxi hóa. Lượng O2 còn dư là

  1. 1,00 lít
  2. 3,5 lít
  3. 2,75 lít

D, 2,5 lít

Câu 3: Trộn 300 ml dung dịch NaNO2 2M với dung dịch NH4Cl 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí thu được ở đktc là

  1. 22,4 lít
  2. 13,4 lít
  3. 1,12 lít
  4. 8,96 lít

Câu 4: Cho sơ đồ các phản ứng hóa học sau

Khí X + H2O  Dung dịch X

X + H2SO4  Y

Y + NaOHđặc  X + Na2SO4 + H2O

X + HNO3  Z

Z  T + H2O

X, Y, Z, T tương ứng với nhóm chất nào sau đây?

  1. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO3
  2. NH3, (NH4)2SO4, NH4NO3, N2O
  3. NH3, (NH4)2SO4, N2, NH4NO2
  4. NH3, N2, NH4NO3, N2O

Câu 5: Cho 2,3 gam Na vào 200 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

  1. 1,12
  2. 2,24
  3. 10,08
  4. 3,36

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Cho 2,24 lít hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nóng để tổng hợp NH3 thu được 20,16 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl3 dư, thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí đó ở cùng điều kiện. Giá trị của m là

  1. 2,6
  2. 1,3
  3. 5,2
  4. 3,9

Câu 2: Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1) trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khí có áp suất giảm 9% so với ban đầu (trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là

  1. 20%
  2. 25%
  3. 22,5%
  4. 27%

Câu 3: Cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào 150 gam dung dịch (NH4)2SO4 26,4% rồi đun nóng thu được V lít khí (đktc). Để đốt cháy hết V lít khí trên cần vừa đủ một lượng O2. Lượng O2 trên thu được khi nung m gam KClO2 (có xúc tác). Giá trị của m là

  1. 73,5
  2. 49
  3. 12,25
  4. 24,5

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hóa học 11 KNTT, bộ trắc nghiệm hóa học 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm hóa học 11 kết nối tri thức bài 5: Ammonia – Muối ammonium

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net