CHƯƠNG 2. NITROGEN – SULFUR
BÀI 8. SULFURIC ACID VÀ MUỐI SULFATE
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
Câu 1: H2SO4 đặc khi tiếp xúc với đường, vải, giấy có thể làm chúng hóa đen do có tính
- Oxi hóa mạnh.
- Háo nước.
- Axit mạnh.
- Khử mạnh.
Câu 2: Phát biểu không đúng về tính chất vật lí của sulfur acid là
- Là chất lỏng sánh như dầu
- Không bay hơi
- Có màu vàng nhạt
- Có tính hút ẩm mạnh
Câu 3: Cách pha loãng sulfuric acid đặc an toàn là
- Rót từ từ dung dịch sulfuric acid đặc vào nước, vừa rót vừa khuấy
- Rót từ từ nước vào dung dịch sulfuric acid đặc, vừa rót vừa khuấy
- Đổ nhanh nước vào dung dịch sulfuric acid đặc
- Đổ nhanh dung dịch sulfuric acid đặc vào nước
Câu 4: Số oxi hóa của S trong H2SO4 là
- +2
- +4
- +6
- +8
Câu 5: Ứng dụng không phải của sulfuric acid là
- Sản xuất thuốc nhuộm
- Sản xuất phân bón
- Sản xuất chất dẻo, tơ sợi
- Bảo quản thực phẩm
Câu 6: Muối sulfate có ứng dụng trọng việc
- Sản xuất thạch cao
- Sản xuất thuốc nhuộm
- Bảo quản thực phẩm
- Tẩy trắng giấy
Câu 7: Ion SO42- có thể được nhận biết bằng ion
- Na+
- K+
- Ba2+
- Fe2+
Câu 8: Phát biểu không đúng về sulfuric acid loãng
- Là một axit mạnh
- Có tính oxi hóa mạnh
- Tan vô hạn trong nước
- Không bay hơi
Câu 9: Liên kết giữa các phân tử sulfuric acid là liên kết
- Cộng hóa trị
- Ion
- Kim loại
- Hydrogen
Câu 10: Điểm giống nhau giữa dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch H2SO4 đặc là
- Đều có tính acid mạnh
- Tác dụng với kim loại giải phóng khí SO2
- Có tính oxi hóa mạnh
- Tác dụng được với Cu
Câu 11: Phương pháp điều chế H2SO4 trong công nghiệp gồm
- 2 giai đoạn
- 3 giai đoạn
- 4 giai đoạn
- Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 12: Cho hình vẽ
Hình vẽ trên mô tả đúng về cách pha loãng của
- Dung dịch H2SO4 đặc
- Dung dịch H2SO4 loãng
- Nước có lẫn tạp chất
- H2SO4 có lẫn tạp chất
Câu 13: Trong công nghiệp sản xuất H2SO4, chất được dùng để hấp thụ SO3 là
- H2O
- H2SO4 đặc
- HCl
- H2SO4 loãng
Câu 14: Công thức chung của oleum là
- H2O.nSO3
- H2S.nSO3
- H2SO3.nSO2
- H2SO4.nSO3
Câu 15: Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng
- Fe
- Ag
- Zn
- Al
Câu 16: Muối sulfate có chứa ion
- SO42-
- SO32-
- CO32-
- NH4+
Câu 17: Hiện tượng xảy ra khi cho Na2SO4 tác dụng với BaCl2 là
- Xuất hiện kết tủa màu xanh lam
- Xuất hiện kết tủa màu vàng, có bọt khí thoát ra
- Xuất hiện kết tủa vàng nhạt, sau đó kết tủa tan dần
- Xuất hiện kết tủa màu trắng
Câu 18: Công thức hóa học của sulfuric acid là
- H2SO3
- H2SO4
- H2O.nSO3
- H2SO4.nSO3
Câu 19: Trong công nghiệp, sulfuric acid được sản xuất bằng phương pháp
- Tiếp xúc
- Nhiệt luyện
- Thủy luyện
- Nhiệt phân
Câu 20: Công thức hóa học của quặng pyrite là
- Fe2S
- FeS
- FeS2
- FeS3
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
- Al
- Mg
- Na
- Cu
Câu 2: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng
- Cu + 2H2SO4(đặc) → CuSO4+SO2 + 2H2O
- Fe + S to→ FeS
- 2Ag + O3→ Ag2O + O2
- 2Fe + 3H2SO4(loãng) → Fe2(SO4)3+ 3H2
Câu 3: Trong điều kiện thích hợp, có thể xảy ra các phản ứng sau
(a) H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
(b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
(c) 4H2SO4 +2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
(d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, khi dung dịch H2SO4 là dung dịch loãng thì phản ứng nào có thể xảy ra?
- (a)
- (c)
- (b)
- (d)
Câu 4: Dung dịch H2SO4 loãng có thể tác dụng với cả 2 chất nào sau đây?
- Cu và Cu(OH)2.
- Fe và Fe(OH)3.
- C và CO2.
- S và H2S.
Câu 5: Phát biểu không đúng khi nói về tính chất hóa học của dung dịch H2SO4 loãng là
- Tác dụng với hầu hết các kim loại giải phóng khí SO2
- Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
- Tác dụng với base
- Tác dụng với một số base oxide
Câu 6: Các chất mà dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng được trong khi dung dịch H2SO4 loãng không tác dụng là
- BaCl2, NaOH, Zn
- NH3, MgO, Ba(OH)2
- Fe, Al, Ni
- Cu, S, FeSO4
Câu 7: Cho Fe tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, dư. Sản phẩm thu được sau phản ứng là
- FeSO4, SO2, H2O, H2SO4 dư
- Fe2(SO4)3, SO2, H2O, H2SO4 dư
- FeS, SO2, H2O
- Tất cả đều sai
Câu 8: Khi tiến hành thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để ngăn chặn khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta thường dùng bông tẩm dung dịch X để nút miệng ống nghiệm. X có thể là chất nào sau đây
- CH3OOH
- NaCl
- C2H5OH
- NaOH
Câu 9: Sulfuric acid đặc thường được dùng để làm khô các chất khí ẩm. Chất khí đó có thể là
- CO2
- H2S
- NH3
- SO3
Câu 10: Các khí sinh ra khi cho dung dịch sulfuric acid đặc tác dụng với đường mía gồm
- H2S và CO2
- H2S và SO2
- SO3 và CO2
- SO2 và CO2
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Cho phương trình hóa học
aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + eH2O
Tỉ lệ a:b là
- 1:1
- 2:3
- 1:3
- 1:2
Câu 2: Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Khối lượng muối sunfat thu được là
- 1,24gam
- 6,28gam
- 1,96gam
- 3,4gam.
Câu 3: Để trừ nấm thực vật, người ta dùng dung dịch CuSO4 0,8%. Lượng dung dịch CuSO4 0,8% pha chế được từ 60 gam CuSO4.5H2O là:
- 4800 gam
- 4700 gam
- 4600 gam
- 4500 gam
Câu 4: Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa 1,96 gam muối tan. Giá trị của m là
- 0,24 gam
- 0,28 gam
- 0,52 gam
- 0,4 gam.
Câu 5: Cho 18 gam kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 3,36 lít khí SO2 ở đktc và 6,4 gam S và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được số gam muối khan là:
- 75 gam
- 90 gam
- 96 gam
- 86,4 gam
Câu 6: Cho các mệnh đề sau:
- Sử dụng găng tay, đeo kính bảo hộ, mặc áo thí nghiệm
- Đặt chai, lọ đựng sulfuric acid gần các lọ chứa các chất như chlorate, perchlorate, permanganate, dichromate
- Bảo quản sulfuric acid trong chai nhựa
- Sử dụng lượng acid dư để đảm bảo phải ứng xảy ra hoàn toàn
- Không tì, đè chai đựng acid lên miệng cốc, ống đong khi rót acid
- Lượng acid còn thừa sau khi làm thí nghiệm phải đổ xuống cống nước
Số mệnh đề không đúng là
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 7: Hòa tan hết 0,2 mol Fe(OH)2 bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được V lít (đktc) khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
- 2,24 lít.
- 3,36 lít.
- 4,48 lít.
- 6,72 lít.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Cho các thí nghiệm sau
- Cho Mg vào dung dịch H2SO4 loãng
- Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng
- Cho FeSO4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng
- Cho Al(OH)3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng
- Cho BaCl2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng
- Cho Al(OH)3 vào dung dịch H2SO4 loãng
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng mà H2SO4 đóng vai trò là chất oxi hóa là
- 2
- 4
- 3
- 5
Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm 3 kim loại: Fe; Zn và Cu.
+ TN1: Cho 4,74 gam X phản ứng hoàn toàn trong H2SO4 loãng thấy thoát ra 1,568 lít khí ở đktc.
+ TN2: Cho 0,16 mol X phản ứng với H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thoát ra 4,704 lít khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất ở đktc.
% khối lượng của Fe, Cu, Zn trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
- 59,07%, 27,43% và 13,50%.
- 59,07%, 13,50% và 27,43%.
- 20 %, 20% và 60%.
- 30%, 30% và 40%.
--------------- Còn tiếp ---------------