Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối Bài 16: Hydrocarbon không no

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: Hydrocarbon không no. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4. HYDROCARBON

BÀI 16. HYDROCARBON KHÔNG NO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Để chuyển hoá alkyne thành alkene ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác

  1. Ni, tº
  2. Mn, tº
  3. Pd/ PbCO3, tº   
  4. Fe, tº

Câu 2: Alkene là

  1. Các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa bốn liên kết C=C trong phân tử
  2. Các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa ba liên kết C=C trong phân tử
  3. Các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa hai liên kết C=C trong phân tử
  4. Các hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa một liên kết C=C trong phân tử

Câu 3: Công thức chung của alkene là

  1. CnH2n+2 (n ≥ 2)
  2. CnH2n+1 (n ≥ 2)
  3. CnH2n (n ≥ 2)
  4. CnH2n-2 (n ≥ 2)

Câu 4: Hydrocarbon không no là những hydrocarbon trong phân tử có chứa

  1. Chỉ gồm liên kết đơn
  2. Liên kết bội
  3. Halogen
  4. Sulfur

Câu 5: Alkyne là các

  1. Hydrocarbon không no, mạch hở, có chứa một liên kết ba
  2. Dẫn xuất của hydrocarbon, mạch hở
  3. Hydrocarbon không no, trong phân tử chứa đồng thời cả liên kết đôi và liên kết ba
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 6: Công thức chung của alkyne là

  1. CnH2n+2 (n ≥ 2)
  2. CnH2n+1 (n ≥ 2)
  3. CnH2n (n ≥ 2)
  4. CnH2n-2 (n ≥ 2)

Câu 7: Điểm giống nhau về đồng phân cấu tạo của alkene và alkyne là

  1. Đều có đồng phân vị trí liên kết bội và đồng phân hình học
  2. Đều có đồng phân vị trí liên kết bội và đồng phân mạch carbon
  3. Đều có đồng phân vị trí liên kết đôi và đồng phân mạch carbon
  4. Đều có đồng phân vị trí liên kết đôi và đồng phân hình học

Câu 8: Một đồng phân hình học dạng cis- khi

  1. Mạch nhánh nằm ở cùng một phía của liên kết đôi
  2. Mạch nhánh nằm khác phía của liên kết đôi
  3. Mạch chính nằm ở cùng một phía của liên kết đôi
  4. Mạch chính nằm khác phía của liên kết đôi

Câu 9: Một đồng phân hình học dạng trans- khi

  1. Mạch nhánh nằm ở cùng một phía của liên kết đôi
  2. Mạch nhánh nằm ở hai phía khác nhau của liên kết đôi
  3. Mạch chính nằm ở cùng một phía của liên kết đôi
  4. Mạch chính nằm ở hai phía khác nhau của liên kết đôi

Câu 10: Điều kiện để có đồng phân hình học của alkene là

  1. Mỗi nguyên tử carbon của liên kết đôi liên kết với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử khác nhau
  2. Mỗi nguyên tử carbon của liên kết đôi liên kết với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử giống nhau
  3. Các nguyên tử carbon trong phân tử liên kết với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử khác nhau
  4. Các nguyên tử carbon trong phân tử liên kết với hai nguyên tử hoặc hai nhóm nguyên tử giống nhau

Câu 11: Gọi tên theo danh pháp thay thế của alkene và alkyne được tiến hành theo các bước sau

  • Chọn mạch carbon dài nhất, có nhiều nhánh nhất và có chứa liên kết bội làm mạch chính
  • Nếu alkene hoặc alkyne có nhánh thì cần thêm vị trí nhánh và tên nhánh trước tên của alkene và alkyne tương ứng với mạch chính
  • Dùng chữ số (1, 2, 3,…) và gạch nối (-) để chỉ vị trí liên kết bội (nếu chỉ có một vị trí duy nhất của liên kết bội thì không cần)
  • Đánh số sao cho nguyên tử carbon có liên kết bội có chỉ số nhỏ nhất (đánh số mạch chính từ đầu gần liên kết bội)

Thứ tự đúng là

  1. (1) → (2) → (3) → (4)
  2. (2) → (1) → (4) → (3)
  3. (4) → (3) → (2) → (1)
  4. (1) → (4) → (3) → (2)

Câu 12: Phân tử ethylene

  1. Có 4 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử hydrogen đều nằm trên một mặt phẳng
  2. Có 4 nguyên tử carbon và 2 nguyên tử hydrogen tạo thành vòng 6 cạnh
  3. Có 2 nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydrogen đều nằm trên một mặt phẳng
  4. Có 2 nguyên tử carbon và 4 nguyên tử hydrogen tạo thành vòng 6 cạnh

Câu 13: Liên kết đôi C=C gồm

  1. Một liên kết σ và một liên kết
  2. Hai liên kết σ và một liên kết
  3. Một liên kết σ và hai liên kết
  4. Chỉ có liên kết

Câu 14: Liên kết ba C C gồm

  1. Một liên kết σ và hai liên kết
  2. Hai liên kết σ và một liên kết
  3. Chỉ có liên kết σ
  4. Chỉ có liên kết

Câu 15: Phản ứng nào không phải là phản ứng đặc trưng của hydrocarbon không no

  1. Phản ứng cộng
  2. Phản ứng thế
  3. Phản ứng trùng hợp
  4. Phản ứng oxi hóa

Câu 16: Cho alkene hoặc alkyne phản ứng với dung dịch bromine

  1. Không có hiện tượng
  2. Có bọt khí thoát ra
  3. Dung dịch bị mất màu
  4. Xuất hiện kết tủa

Câu 17: “Phản ứng cộng một tác nhân không đối xứng HX như HBr, HCl, HI, HOH,…vào liên kết bội, nguyên tử hydrogen sẽ ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon có nhiều hydrogen hơn và X sẽ cộng vào nguyên tử carbon có ít hydrogen hơn” là quy tắc

  1. Bronsted-Lowry
  2. Markovnikov
  3. Lewis
  4. Đáp án khác

Câu 18: Ứng dụng nào không phải là ứng dụng của alkene và alkyne

  1. Tổng hợp polymer để sản xuất chất dẻo, tơ, sợi, cao su,..
  2. Sản xuất dược phẩm
  3. Công nghiệp hóa chất
  4. Sản xuất sulfuric acid

Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, ethylene được điều chế từ phản ứng

  1. Dehydrate ethanol
  2. Dehydrate methanol
  3. Chlorine hóa alkane
  4. Bromine hóa alkane

Câu 20: Phản ứng giữa calcium carbide với nước được dùng để

  1. Kích thích hoa qua mau chín
  2. Điều chế acetylene
  3. Điều chế ethylene
  4. Điều chế methane

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Trùng hợp ethene, sản phẩm thu được có cấu tạo là

  1. (–CH2=CH2–)n
  2. (–CH2–CH2–)n
  3. (–CH=CH–)n
  4. (–CH3–CH3–)n

Câu 2: Cho hợp chất sau : CH3-C≡C-CH(CH3)-CH3. Tên gọi của hợp chất theo danh pháp IUPAC là

  1. 2-methylpent-1-yne
  2. 2-methylpent-3-yne
  3. 4-methylpent-2-yne
  4. Cả A, B và C đều đúng

Câu 3: Tên gọi của hợp chất sau là

 

  1. 4-ethyl-4,6-dimethylhept-2-ene
  2. 4,6-dimethyl-4-ethylhept-2-ene
  3. 4-ethyl-2,4-dimethylhept-5-ene
  4. 4-ethyl-4,6-dimethylhex-2-ene

Câu 4: Dimethylacetylene còn có tên gọi là

  1. propyne   
  2. but-1-yne
  3. but-2-yne   
  4. but-2-ene

Câu 5: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch nước brom

  1. Butane    
  2. But-1-ene
  3. Carbon dioxide
  4. Methyl propane

Câu 6: Divinyl tác dụng cộng Br2 theo tỉ lệ mol 1:1, ở 40ºC tạo ra sản phẩm chính là

  1. 1,4-dibromo-but-2-ene
  2. 3,4-dibromo-but-2-ene
  3. 3,4-dibromo-but-1-ene
  4. 1,2-dibromo-but-3-ene

Câu 7: Hydrocarbon X không làm mất màu dung dịch bromine ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là

  1. ethylene
  2. cyclopropane
  3. cyclohexane
  4. styrene

Câu 8: Số đồng phân alkene ứng với công thức C4H8 là

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 9: Theo IUPAC alkyne CH3-C≡C-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3 có tên gọi là

  1. 4-dimethylhex-1-yne
  2. 4,5-dimethylhex-1-yne
  3. 2,3-dimethylhex-4-yne
  4. 4,5-dimethylhex-2-yne

Câu 10: Divinyl tác dụng cộng HBr theo tỉ lệ mol 1:1, ở 40 ºC tạo ra sản phẩm chính là

  1. 3-bromo-but-1-ene.
  2. 1-bromo-but-2-ene.
  3. 3-bromo-but-2-ene.
  4. 2-bromo-but-3-ene.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Cho 4,2g alkene X phản ứng với 25,28g dung dịch KMnO4 25% thì phản ứng vừa đủ. Công thức phân tử của X là

  1. C5H10
  2. C3H6
  3. C4H8
  4. C6H12

Câu 2: Bốn hydrocarbon X, Y, Z và G đều là chất khí ở điều kiện thường. Khi phân hủy mỗi chất trên thành carbon và hydrogen, thể tích khí thu được đều gấp 2 lần lần thể tích ban đầu. Vậy X, Y, Z và G là

  1. Đồng đẳng của nhau
  2. Đồng phân của nhau
  3. Những hydrocarbon có số nguyên tử hydrogen bằng 4
  4. Những hydrocarbon có số nguyên tử carbon bằng 4

Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng sau

Vậy A, B và C có thể là

  1. dicloroethane, acetylene và vinyl cloride
  2. dicloromethane, acetylene và vinyl cloride
  3. vinyl cloride, dicloroethane và acetylene
  4. dicloroethane, ethylene và vinyl cloride

Câu 4: Cho 3,12 gam alkyne X phản ứng với 0,1 mol H2 (xúc tác Pd/PdCO3, t°), thu được hỗn hợp Y chỉ có hai hydrocarbon. Công thức phân tử của X là

  1. C2H2
  2. C5H8
  3. C4H6
  4. C3H4

Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau

Để điều chế được 2 tấn cao su buna thì khối lượng cellulose cần lấy là

  1. 45,67 tấn
  2. 39,66 tấn
  3. 20,56 tấn
  4. 35,71 tấn

Câu 6: Đem đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 alkene là đồng đẳng kế tiếp nhau thu được CO2 và nước có khối lượng hơn kém nhau 6,76 gam. Công thức phân tử của 2 alkene đó là

  1. C5H10 và C6H12
  2. C2H4 và C3H6
  3. C3H6 và C4H8
  4. C2H4 và C4H8

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 alkene thu được (m + 4)g H2O và (m + 30)g CO2. Giá trị của m là

  1. 14 g        
  2. 21 g        
  3. 28 g         
  4. 35 g

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít đkc 1 hydrocarbon X mạch hở, sau đó dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua dung dịch H2SO4 và dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình đựng dung dịch acid tăng 5,4g; bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có 30g kết tủa. Công thức phân tử của X là

  1. C3H6
  2. C4H8
  3. C3H8
  4. C5H10

 

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hydrocarbon X, dẫn toàn bộ sản phẩm lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 dư, bình 2 đựng 400ml dd Ca(OH)2 0,5M, không có khí đi ra khỏi bình 2. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng bình 1 tăng lên 3,6 gam, bình 2 có 10 gam kết tủa trắng. Công thức phân tử của X có thể là

  1. C2H6 hoặc C3H8
  2. CH4 hoặc C2H6
  3. CH4 hoặc C3H4
  4. C2H4 hoặc C4H8

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hóa học 11 KNTT, bộ trắc nghiệm hóa học 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm hóa học 11 kết nối tri thức Bài 16: Hydrocarbon không no

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net