Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối Bài 18: Ôn tập chương 4

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 18: Ôn tập chương 4. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4. HYDROCARBON

BÀI 18. ÔN TẬP CHƯƠNG 4

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng

  1. Tất cả các alkane đều có công thức phân tử CnH2n+2
  2. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n+2đều là alkane
  3. Tất cả các alkane đều chỉ có liên kết đơn trong phân tử
  4. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là alkane

Câu 2: Phản ứng đặc trưng của hydrocarbon no là

  1. Phản ứng tách
  2. Phản ứng thế
  3. Phản ứng cộng
  4. Cả A, B và C

Câu 3: Các alkane không tham gia loại phản ứng

  1. Phản ứng thế
  2. Phản ứng cộng
  3. Phản ứng tách
  4. Phản ứng cháy

Câu 4: Thành phần chính của “khí thiên nhiên” là

  1. methane
  2. ethane
  3. propane
  4. n-butane

Câu 5: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất thuộc dãy đồng đẳng của methane

  1. C2H2, C3H4, C4H6, C5H8
  2. CH4, C2H2, C3H4, C4H10
  3. CH4, C2H6, C4H10, C5H12
  4. C2H6, C3H8, C5H10, C6H12

Câu 6: Cho các chất C6H5CH3 (1); p-CH3C6H4C2H5 (2); C6H5C2H3 (3); o-CH3C6H4CH3 (4). Dãy gồm các chất là đồng đẳng của benzene là

  1. (1); (2) và (3)
  2. (2); (3) và (4)
  3. (1); (3) và (4)
  4. (1); (2) và (4)

Câu 7: Phương pháp chủ yếu để chế biến dầu mỏ là

  1. Nhiệt phân
  2. Thủy phân
  3. Chưng cất phân đoạn
  4. Cracking và reforming

Câu 8: Thành phần chính của dầu mỏ là

  1. Hỗn hợp hydrocarbon
  2. Dẫn xuất hydrocarbon
  3. Hợp chất vô cơ
  4. Hydrocarbon thơm

Câu 9: Chất nào sau đây dùng để sản xuất thuốc nổ TNT

  1. Toluene
  2. Styrene
  3. Naphtalene
  4. Benzene

Câu 10: Benzene tác dụng với H2 dư có mặt bột Ni xúc tác, thu được

  1. hex-1-ene     
  2. hexane
  3. hex-1-yne     
  4. Cyclohexane

Câu 11: Cracking là quá trình

  1. A.bẻ gãy phân tử hydrocarbon nhờ tác dụng của nhiệt hoặc của xúc tác và nhiệt
  2. đồng phân hóa các phân tử
  3. hidro hóa và đóng vòng phân tử dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác
  4. biến đổi cấu trúc của hydrocarbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác

Câu 12: Dùng dung dịch bromine làm thuốc thử có thể phân biệt cặp chất nào dưới đây?

  1. Methane và ethane
  2. Toluene và styrene
  3. Ethylene và propylene
  4. Ethylene và styrene

Câu 13: Hydro hóa hoàn toàn acethylene bằng lượng dư hydrogen có xúc tác Ni và đun nóng thu được sản phẩm là

  1. Ethylene    
  2. ethane
  3. ethene    
  4. ethyl

Câu 14: Hydrocarbon X không làm mất màu dung dịch bromine ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là

  1. ethylene
  2. cyclopropane
  3. cyclohexane
  4. styrene

Câu 15: Để chuyển hoá alkyne thành alkene ta thực hiện phản ứng cộng H2 trong điều kiện có xúc tác

  1. Ni, tº    
  2. Mn, tº
  3. Pd/ PbCO3, tº    
  4. Fe, tº

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Hợp chất X có công thức cấu tạo thu gọn nhất là   Hãy cho biết hợp chất X có bao nhiêu nguyên tử cacbon bậc 2

  1. 4
  2. 5
  3. 3
  4. 6

Câu 2: Hợp chất hữu cơ CH3CH2C(CH3)2CH2CHcó tên gọi là

  1. 3,3-dimethylpentane
  2. 3,4-dimethylpentane
  3. 2,3-dimethylpentane
  4. 3,3-dimethylheptane

Câu 3: Số đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C5H12 là

  1. 6
  2. 4
  3. 5
  4. 3

Câu 4: Để điều chế được p-nitrotoluene từ benzene thì người ta tiến hành theo cách nào sau đây:

  1. Bước 1: alkyl hóa; bước 2: nitro hóa
  2. Bước 1: nitro hóa; bước 2: alkyl hóa
  3. Thực hiện cả 2 bước đồng thời
  4. Alkyl hóa; bước 2: oxi hóa

Câu 5: A là một đồng đẳng của benzene có công thức (C3H4)n. Công thức phân tử của A là

  1. C9H12
  2. C6H8
  3. C12H16
  4. C8H8

Câu 6: Tiến hành thì nghiệm: Lấy 3 ống nghiệm đựng cùng một số mol ba chất benzene (1), toluene (2) và ethylbenzene (3). Cho vào cả 3 ống nghiệm cùng một lượng Br2 sau đó cho thêm bột sắt và đun nóng. Vậy thứ tự làm mất màu Br2 như sau

  1. (1) → (2) → (3)
  2. (2) → (1) → (3)
  3. (3) → (2) → (1)
  4. 3 ống nghiệm mất màu cùng lúc

Câu 7: Chỉ dùng 1 thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các chất benzene, styrene, ethylbenzene

  1. dd Bromine     
  2. dd KMnO4
  3. dd AgNO3/NH3
  4. dd HNO3

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Alkane X có chứa 82,76% carbon theo khối lượng. Số nguyên tử hydrogen trong một phân tử X là

  1. 6
  2. 8
  3. 10
  4. 12

Câu 2: Hydrocarbon X có công thức phân tử C8H10 không làm mất màu dung dịch bromine. Khi đun nóng X trong dung dịch KMnO4 tạo thành hợp chất C7H5KO2 (Y). Cho Y tác dụng với dung dịch HCl tạo thành hợp chất có công thức C7H6O2. Vậy tên gọi của X là:

  1. ethylbenzene
  2. 1,2-dimethylbenzene
  3. 1,3-dimethylbenzene
  4. 1,4-dimethylbenzene

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m g A đồng đẳng của benzene thu được 20,16 lít CO2 (đkc) và 10,8 ml H2O (lỏng). Công thức của A là

  1. C7H8
  2. C8H10
  3. C9H12
  4. C10H14

Câu 4: Nitro hoá benzene thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ X và Y, trong đó Y nhiều hơn X một nhóm –NO2. Đốt cháy hoàn toàn 12,75 gam hỗn hợp X, Y thu được CO2, H2O và 1,232 lít N2 (đkc). Công thức phân tử và số mol X trong hỗn hợp là

  1. C6H5NO2và 0,9
  2. C6H5NO2và 0,09
  3. C6H4(NO4)2và 0,1
  4. C6H5NO2và 0,19

Câu 5: Đốt cháy một thể tích hydrocarbon X thu được 7 thể tích CO2 ở cùng điều kiện. Biết tỉ khối hơi của X đối với oxygen bằng 2,875. Vậy số nguyên tử hydrogen trong X là

  1. 8
  2. 9
  3. 10
  4. 14

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Cho 1 lít C6H6 (d = 0,8g/ml) tác dụng với 112 lít Cl2 (đkc) (xúc tác FeCl3) thu được 450g chlorobenzene. Hiệu suất phản ứng điều chế chlorobenzene là

  1. 62,5%
  2. 75%
  3. 82,5%
  4. 80%

Câu 2: Nitro hóa benzene được 14,1 gam hỗn hợp hai chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45 đvC. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai chất nitro này được 0,07 mol N2. Hai chất nitro đó là

  1. C6H5NO2và C6H4(NO2)2
  2. C6H4(NO2)2và C6H3(NO2)3
  3. C6H3(NO2)3và C6H2(NO2)4
  4. C6H2(NO2)4và C6H(NO2)5

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hóa học 11 KNTT, bộ trắc nghiệm hóa học 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm hóa học 11 kết nối tri thức Bài 18: Ôn tập chương 4

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm hóa học 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net