Đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học 11 Kết nối ( đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học 11 kết nối ( đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC 11 - KNTT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều

A. vòng benzene.       

B. liên kết đơn.     

C. liên kết đôi.     

D. liên kết ba.

Câu 2. Cho phản ứng hóa học sau:

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

A. Phản ứng thế.                 

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.       

D. Phản ứng oxi hóa – khử.

Câu 3.  Thuốc thử Cu(OH)2 dùng để nhận biết alcohol nào sau đây?

A. Alcohol bậc I.                                 

B. Alcohol bậc II.             

C. Alcohol bậc III.                           

D. Alcohol đa chức.

Câu 4. Cồn 70o là dung dịch ethyl alcohol được dùng để sát trùng vết thương. Mô tả nào sau đây về cồn 70 o là đúng?

A. 100 gam dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.

B. 100 mL dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.

C. 1 000 gam dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.

D. 1 000 mL dung dịch có 70 mL ethyl alcohol nguyên chất.

Câu 5. Chất nào sau đây không phải dẫn xuất halogen của hydrocarbon?

A.  CH3CH2Cl.

B.  CH2=CHBr.

C.  ClCH2COOH.

D.  CF3CH2Cl.

Câu 6. Công thức phân tử nào sau đây có thể là công thức của hợp chất thuộc dãy đồng đẳng của benzene?

A. C8H16.                          

B. C8H14.                          

C. C8H12.                          

D. C8H10.

Câu 7. Công thức cấu tạo thu gọn của cumene là

A. C6H4(C2H5)2.           

B. C6H5-CH2CH2CH3.

C. C6H4(CH3)2.             

D. C6H5-CH(CH3)2.

Câu 8. Cho phản ứng: HC≡CH + H2O  

Sản phẩm của phản ứng trên là

A. CH2=CH-OH.              

B. CH3-CH=O.                 

C. CH2=CH2.                    

D. CH3-O-CH3.

Câu 9. Tên gốc – chức của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo C2H5Cl là

A. methyl chloride.           

B. phenyl chloride.

C. ethyl chloride.              

D. propyl chloride.

Câu 10. Alkene A có công thức phân tử C4H8. Khi cộng nước vào A (có xúc tác acid) chỉ tạo ra một sản phẩm duy nhất. Tên gọi của A là

A. pent – 1 – ene.             

B. but-1-ene.

C. but-2-ene.                    

D. 2-methylpropene.

Câu 11. Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là 

A. Cl2.          

B. CH4.        

C. CO2.        

D. N2.

Câu 12. Cho các hydrocarbon có công thức cấu tạo sau:

Tên gọi của lần lượt là

A. p-xylene và m-xylene.

B. l,2-dimethylbenzene và l,3-dimethylbenzene.

C. m-xylene và o-xylene.

D. l,3-dimethylbenzene và l,2-dimethylbenzene.

Câu 13.  Phản ứng nào sau đây đã tạo thành sản phẩm không tuân theo đúng quy tắc Markovnikov?

A. CH3CH=CH+ HCl → CH3CHClCH3.

B. (CH3)2C=CH2 + HBr → (CH3)2CHCH2Br.

C. CH3CH2CH=CH2 + H2O CH3CH2CH(OH)CH3.

D. (CH3)2C=CH-CH3 + HI → (CH3)2CICH2CH3.

Câu 14. Sản phẩm tạo thành khi cho propene tác dụng với H2 (Ni, to) là

A. propyl.                         

B. propane.                       

C. pentane.                       

D. butane.

Câu 15. Hydrocarbon X có công thức cấu tạo: 

 

Danh pháp thay thế của X là

A. 2,3-dimethylpentane.             

B. 2,4-dimethylbutane.

C. 2,4-dimethylpentane.             

D. 2,4-methylpentane.

Câu 16. Các Alkane như: CH4, C2H6, C3H8, … hợp thành dãy nào dưới đây?

A. đồng đẳng của acetylen.        

B. đồng phân của methane.

C. đồng đẳng của methane.        

D. đồng phân của Alkane.

Câu 17. So với benzene, khả năng phản ứng của toluene với dung dịch HNO3(đ)/H2SO4 (đ) như thế nào?

A. Dễ hơn, tạo ra o – nitrotoluene và p – nitrotoluene.

B. Khó hơn, tạo ra o – nitrotoluene và p – nitrotoluene.

C. Dễ hơn, tạo ra o – nitrotoluene và m – nitrotoluene.

D. Dễ hơn, tạo ra m – nitrotoluene và p – nitrotoluene.

Câu 18. Một hydrocarbon X mạch hở trong phân tử có phần trăm khối lượng carbon bằng 85,714%. Trên phổ khối lượng của X có peak ion phân tử ứng với giá trị m/z = 42. Công thức phù hợp với X

A. CH2=CHCH3.              

B. CH3CH2CH3.                

C. CH3CH3.                         

D. CH≡CH. 

Câu 19. Số đồng phân cấu tạo tương ứng với công thức phân tử C4H10

A. 1.  

B. 2.   

C. 3.   

D. 4.

Câu 20. Dẫn dòng khí gồm acetylene và ethylene lần lượt đi vào ống nghiệm (1) đựng dung dịch AgNO3/NH3 ở điều kiện thường, sau đó dẫn tiếp qua ống nghiệm (2) đựng nước bromine. Hiện tượng thí nghiệm nào sau đây là không đúng?

A. Ở ống nghiệm (1) có kết tủa màu vàng nhạt.

B. Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần.

C. Ở ống nghiệm (2) chất lỏng chia thành hai lớp.

D. Ở ống nghiệm (2) thu được chất lỏng đồng nhất.

Câu 21. Bậc của dẫn xuất halogen là bậc của nguyên tử carbon liên kết với nguyên tử halogen. Bậc của dẫn xuất halogen nào sau đây không phù hợp?

A. Dẫn xuất halogen bậc I.               

B. Dẫn xuất halogen bậc II.

C. Dẫn xuất halogen bậc III.       

D. Dẫn xuất halogen bậc IV.

Câu 22. Sản phẩm chính thu được khi đun nóng alcohol 3-methhylbutan-2-ol với H2SO4 đặc ở 180oC có tên gọi là

A. 3-methhylbut-1-ene.                                        

B. 2-methhylbut-2-ene.    

C. 3-methhylbut-2-ene.                                        

D. 2-methhylbut-1-ene.

Câu 23. Khi nói về phân tử Alkane không phân nhánh thì đặc điểm nào sau đây là đúng?

A. Chỉ có carbon bậc I và II.      

B. Chỉ có carbon bậc I, II và III.

C. Chỉ có carbon bậc II.              

D. Chỉ có carbon bậc I.

Câu 24. Để phân biệt cồn 90o và cồn tuyệt đối (ethanol nguyên chất), có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. Na.               

B. CuSO4 khan.                

C. CuO, to.                        

D. Cu(OH)2.

Câu 25. Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH; CH3CH2CH2Br ; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi gốc - chức của các chất trên lần lượt là

A. benzyl chloride; isopropyl chloride; ethyl bromide; allyl chloride.

B. benzyl chloride; propyl chloride; methyl bromide; allyl chloride.

C. phenyl chloride; isopropylchloride; 1,1-dibrometane; 1-chloroprop-2-ene.

D. benzyl chloride; propyl chloride; 1,1-dibrometane; 1-chloroprop-2-ene.

Câu 26. Số alcohol bậc I là đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O là

A. 4.             

B. 1.                 

C. 8.                         

D. 3.

Câu 27. Sản phẩm chính của phản ứng nào sau đây không đúng?

A. CH3CH(Cl)CH3 + NaOH → CH3CH(OH)CH3 + NaCl.

B. CH3CH2Cl + KOH → CH2 = CH2 + KCl + H2O.

C. CH3Br + KOH → CH3OH + KBr.

D. CH3CH2CH(Br)CH3 + KOH CH3CH = CHCH3 + KBr + H2O.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây về quá trình sản xuất các hydrocarbon trong công nghiệp là không đúng?

A. Người ta có thể khai thác/ điều chế toluene bằng quá trình reforming hexane và heptane.

B. Người ta có thể khai thác/ điều chế toluene và benzene từ nhựa than đá.

C. Người ta có thể khai thác/ điều chế benzene bằng phản ứng trimer hoá acetylene.

D. Người ta có thể khai thác benzene từ dầu mỏ hoặc điều chế benzene bằng phản ứng reforming hexane.

 B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Hỗn hợp X gồm CH4 và C2H6 có tỉ khối so với không khí bằng 0,6. Đốt cháy hoàn toàn 3,7185 lít X (đkc) rồi hấp thụ hết toàn bộ sản phẩm bằng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Tính khối lượng kết tủa thu được.

Câu 2. (1 điểm) Một hydrocarbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm là một dẫn xuất chloride của hydrocarbon X có thành phần khối lượng của chlo là 45,223%. Xác định công thức phân tử của X.

Câu 3 (1 điểm) Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol ethanol tỏa ra lượng nhiệt là 1235 kJ. Giả thiết, cồn là ethanol nguyên chất, lượng nhiệt thất thoát ra môi trường là 40%, để nâng 1 gam nước lên 1o cần cung cấp lượng nhiệt là 4,2 J. Tính khối lượng cồn cần dùng để đun 100 gam nước từ 25oC đến 100oC.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) 

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

1A2A3D4B5C6D7D
8B9C10C11B12B13B14B
15C16B17A18A19B20D21D
22B23A24B25A26A27B28C

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) 

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1 điểm)

Gọi công thức chung của X là CnH2n + 2

Ta có MX = 29.0,6 = 17,4 ⇒ 14n + 2 = 17,4  ⇒ n = 1,1

PTHH:

CnH2n + 2  + O2 nCO2   +  (n + 1) CO2           (1)

CO2   +  Ca(OH)2   →   CaCO3     +   H2O                    (2)

Từ (1) và (2)

    

m = 100. 0,165 = 16,5 gam.

0,25

 

 

0,25

 

 

0,25

 

 

 

 

 

0,25

Câu 2 (1 điểm)

Giả sử X có công thức CnH2n

Khi X tham gia phản ứng với HCl thu được sản phẩm có công thức CnH2n+1Cl

%Cl = 35,5×100% /(14n+36,5) = 45,223% → n= 3 (C3H6).

0,5đ

0,5đ

Câu 3 (1 điểm)

 Nhiệt lượng cần cung cấp để đun 100 gam nước từ 25oC đến 100oC là

Q = 100.4,2.(100 - 25) = 31500 J = 31,5 kJ

Gọi khối lượng cồn cần đốt là m (g) 

0,5đ

 

 

0,5đ

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

 

NỘI DUNG KIẾN THỨC

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Hydrocarbon 

Bài 12. 

Alkane

2

 

 

3

 

 

 

1

C1

 

 

5

1

1,25

Bài 13. 

Hydrocarbon

không no

2

 

 

4

 

 

 

 

 

 

6

0

1,5

Bài 14. Arene

(hydrocarbon thơm)

3

 

 

3

 

 

 

 

 

 

6

0

1,5

Dẫn xuất halogen - alcohol - phenol

Bài 15. Dẫn xuất halogen

3

 

 

3

 

 

 

1

 

 

6

1

2,5

Bài 16. Alcohol

2

 

 

3

 

 

 

 

 

1

5

1

2,25

Tổng số câu TN/TL

12

0

16

0

0

2

0

1

28

3

 

10 điểm

Điểm số

Tổng số điểm

3 điểm

30%

4 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: HÓA HỌC 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

Nội dung

 

Đơn vị kiến thức

 

 

Mức độ, yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

TN 

TL

TN 

Hydrocarbon 

 

Bài 12. 

Alkane

 

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane.

- Trình bày quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế

- Trình bày, giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí, hoá học, các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.

- Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông.

 

2

 

C11, 16

Thông hiểu:

- Mô tả và giải thích được tính chất hóa học của alkane.

- Nêu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.

 

 

3

 

C19, 15, 23

Vận dụng

- Dựa vào dữ kiện cho trước suy ra công thức phân tử, công thức cấu tạo alkane.

- Dựa vào tính chất hóa học và kĩ năng làm bài tập để tìm công thức phân tử alkane, tìm lượng chất trong bài toán.

- Các dạng bài tập thực tiễn về alkane (tính nhiệt lượng, thành phần chất trong các nguyên liệu).

1

 

C1

 

Bài 13. 

Hydrocarbon

không no

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm về alkene, alkyne và công thức chung

- Đặc điểm liên kết, hình dạng phân tử của ethylene và acetylene. 

- Gọi tên một số alkene, alkyne, tên thông thường một vài alkene, alkyne thường gặp.

- Nêu được khái niệm và xác định được đồng phân hình học.

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của các alkene và acetylene trong thực tiễn, phương pháp điều chế alkene, acetylene.

 

2

 

C8, 14

Thông hiểu

- Viết được công thức cấu tạo của một số alkene và alkyne cụ thể.

- Viết công thức dạng đồng phân cis, trans của alkene.

- Mô tả các hiện tượng thí nghiệm về điều chế và thử tính chất hóa học của alkene, alkyne.

- Tính toán lượng chất thông qua phản ứng quen thuộc 

- Phân biệt alk-1-yne với alkene bằng phương pháp hoá học.

 

4

 

C13, 10, 18, 20

Bài 14. Arene

(hydrocarbon thơm)

 

Nhận biết: 

- Nêu được khái niệm về arene, công thức chung dãy đồng đẳng benzene. 

- Viết được công thức và gọi tên một số arene.

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất hóa học đặc trưng của arene 

- Trình bày được phương pháp điều chế arene trong công nghiệp và ứng dụng của arene. 

- Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng arene trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

 

3

 

C1,6, 7,

Thông hiểu:

- Giải thích được tính chất hóa học của arene.

- Thực hiện giải được các dạng toán cơ bản về benzene và đồng đẳng benzene

 

3

 

C12, 17, 28

Dẫn xuất halogen - alcohol - phenol

Bài 15. Dẫn xuất halogen

Nhận biết:

- Nêu được khái niệm dẫn xuất halogen. 

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên theo danh pháp thay thế và danh pháp thường của một vài dẫn xuất halogen thường gặp.

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của dẫn xuất halogen

- Trình bày được ứng dụng của các dẫn xuất halogen; tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh. 

 

3

 

C2, 5, 9

Thông hiểu:

- Giải thích được tính chất hóa học của dẫn xuất halogen.

- Một số dạng bài toán cơ bản.

 

3

 

C21, 25, 27

Vận dụng

- Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc lạm dụng các dẫn xuất halogen trong đời sống và sản xuất.

- Viết được các dạng đồng phân (đồng phân cấu tạo) dựa vào dữ kiện đề bài.

- Một số dạng bài tập liên quan đến tính chất hóa học, điều chế, tìm chất.

- Tính thành phần phần trăm của chất trong hỗn hợp.

- Bài tập hiệu suất phản ứng (một giai đoạn).

1

 

C2

 

Bài 16. Alcohol

Nhận biết: 

- Nêu được khái niệm alcohol; công thức tổng quát alcohol no, khái niệm về bậc của alcohol.

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên theo danh pháp thay thế  một số alcohol đơn giản, tên thông thường của một vài alcohol thường gặp. 

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, tính chất hóa học của alcohol; phương pháp điều chế ethanol.

- Trình bày ứng dụng của alcohol; 

 

2

 

C3, 4

Thông hiểu:

- Giải thích được tính chất hóa học của alcohol. 

- Đưa ra và giải thích được tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn; - Các dạng bài toán cơ bản.

 

3

 

C24, 22,26

 

 

Vận dụng cao

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng chất trong hỗn hợp qua nhiều bước.

- Các dạng bài tập thực tiễn về alcohol.

- Bài toán hiệu suất phản ứng qua nhiều giai đoạn.

- Các dạng bài tập tìm công thức cấu tạo đúng thông qua dữ liệu đề bài cho.

1

 

C3

 

Tìm kiếm google: Đề thi Hóa học 11 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Hóa học 11 Kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa kì 2 hóa học 11 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm hóa học 11 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com