Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ Văn 8 Kết nối ( đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 8 kết nối ( đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - KNTT

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

“Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay lượn trong tay nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nền trời trong xanh của Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên dòng nước dịu hiền của sông Hương. Những mái chèo thong thả buông, những giọng hò Huế ngọt ngào bay lượn trên mặt sóng, trên những ngọn cây thanh trà, phượng vĩ.”

(Dẫn theo Tiếng Việt thực hành)

Câu 1. (1.0 điểm) Những sự vật nào của Huế được nhắc đến trong đoạn trích trên?

Câu 2. (1.0 điểm) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 3. (2 điểm) Cảm nhận của em về Huế qua đoạn trích trên.

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1. (6.0 điểm) Vô cảm trong xã hội là cụm từ được nhắc tới rất nhiều hiện nay. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm của anh chị về tình trạng vô cảm trong giới trẻ hiện nay.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Những sự vật được nhắc đến trong đoạn trích: sông Hương, núi Ngự Bình, chiếc thuyền, mái chèo, cây thanh trà, phượng vĩ.

1.0 điểm

Câu 2

  • Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh (sông Hương - dải lụa xanh, núi Ngự Bình - cái yên ngựa).

  • Tác dụng: Làm cho hình ảnh sông Hương và núi Ngự Bình thêm sinh động giúp bạ đọc dễ dàng hình dung ra cảnh vật này hơn.

1.0 điểm

Câu 3

- Cảm nhận của em về Huế:

* Là một thành phố trong xanh, xinh đẹp, thơ mộng trữ tình làm xao xuyến bao trái tim con người.

* Gợi mở một cuộc sống thanh bình, yên ả, nên thơ.

* Nhắc nhở bản thân có ý thức bảo vệ, giữ gìn những vẻ đẹp thuần túy này của nước nhà.

2.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Thói vô cảm của giới trẻ trong xã hội hiện nay.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

  • Giải quyết vấn đề

+ Giải thích vô cảm là gì?

+ Vô cảm thể hiện như thế nào? ( Bàng quan trước tất cả mọi việc kể cả trong gia đình, lớp học cũng như cuộc sống)

+ Vô cảm gây nên hậu quả gì?

+ Vì sao chúng ta cần phải loại bỏ nó trong cuộc sống?

+ Liên hệ thực tế

Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 4 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 3 điểm – 3.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 1.0 - 1.5 điểm.

4.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Thực hành tiếng Việt

 

 

0

1

 

 

 

 

 

 

1

Viết

 

 

 

 

0

1

 

1

 

 

2

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

1

0

1

0

4

10

Điểm số

0

1

0

1

0

1

0

6

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

2 điểm

20%

6 điểm

60%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

2

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

Những sự vật nào của Huế được nhắc đến trong đoạn trích trên?

1

0

 

C1

Thông hiểu

 

 

 

 

 

 

Vận dụng

Cảm nhận của em về Huế qua đoạn trích trên.

1

 

 

C3

        THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

1

0

 

 

 

Thông hiểu

Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

1

 

 

C2

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng cao

  • Vô cảm trong xã hội là cụm từ được nhắc tới rất nhiều hiện nay. Hãy viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm của anh chị về tình trạng vô cảm trong giới trẻ hiện nay.

1

 

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối kì 1 ngữ văn 8 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net