Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ Văn 8 Kết nối ( đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 8 kết nối ( đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - KNTT

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến. Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu” Ché… ét, ché… ét” trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói “Thằng bé của anh nó lên đấy!”.

          - Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi.

          Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây. Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít. Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau.

          - Ngồi xuống đây chú em.

          - Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi). Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả. Lau còn thắt cái xanh- tuya- rông nữa chứ!

(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

Câu 1 (1 điểm). Xác định phương thức biểu đạt và nội dung đoạn trích.

Câu 2 (1 điểm). Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Kể theo ngôi kể đó có tác dụng gì?

Câu 3 (1 điểm). Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) gợi ra cảm giác về một bối cảnh không gian như thế nào?

Câu 5 (2 điểm). Chỉ ra đặc sắc về ngôn ngữ phong cách, lối sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ thể hiện trong đoạn trích.

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1.(5.0 điểm) Thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em biết.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

+ Phương thức: Tự sự. 

+ Nội dung: bối cảnh gặp gỡ của cha con tía nuôi An với chú Võ Tòng

1.0 điểm

Câu 2

+ Ngôi kể: thứ nhất. Người kể chuyện: Cậu bé An. Tác dụng: Truyện kể trở nên chân thực

  1. điểm

Câu 3

+ Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má trong phần (1) gợi ra cảm giác về một bối cảnh, không gian hoang sơ

  1. điểm

Câu 4

  • Một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt...) trong văn bản cho thấy tiểu thuyết của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ:

+ Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương (tía, má, khô nai, xuồng...)

+ Phong cảnh: sông nước, rừng hoang sơ.

+ Tính cách con người: thẳng thắn, bộc trực, tình cảm.

+ Nếp sinh hoạt: đi xuồng, ăn ở phóng khoáng.

2.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Thuyết minh về một trò chơi dân gian mà em biết.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần thuyết minh: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn thuyết minh

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm,...

  • Giải quyết vấn đề

+ Giải thích khái niệm trò chơi dân gian là gì?

+ Tìm hiểu về nguồn gốc của trò chơi:

+ Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu?

+ Ngày nay trò chơi có còn phổ biến không hay được lưu giữ tại bảo tàng?

- Nêu những đặc điểm đặc trưng của trò chơi: số lượng người tham gia, độ tuổi, thời gian chuẩn bị, thời gian chơi.

- Các kỹ năng cần thiết

- Các dịp tổ chức 

- Đối tượng tham gia

- Giới thiệu cách thức và luật chơi

- Ý nghĩa của trò chơi dân gian

Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

 

 

 

 

0

1

0

2

2

Thực hành tiếng Việt

 

 

0

1

 

 

 

 

0

1

1

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

2

0

1

0

5

10

Điểm số

0

1

0

1

0

7

0

1

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

70%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-   Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C2

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

 

 

C1

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

  • Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

  • Thông điệp từ văn bản

1

 

 

C4

 

Vận dụng cao

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản cũng như các hình ảnh thể hiện trong văn bản và dụng ý của tác giả.

1

 

 

C3

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật hiện tượng, trò chơi dân gian.

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn thuyết minh về một số sự vật, hiện tượng danh lam thắng cảnh, trò chơi dân gian.

- Xác định được kiểu bài thuyết minh về một số sự vật, hiện tượng danh lam thắng cảnh.

(nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm, ý nghĩa….)

- Giới thiệu về đề tài cần thuyết minh.

*Thông hiểu

- Một số thông tin về nguồn gốc, xuất xứ….

- Lý giải được một số đặc điểm của các sự vật, danh lam thắng cảnh, trò chơi dân gian.

- Phân tích cụ thể rõ ràng về vấn đề cần thuyết minh

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác thuyết minh, cảm nhận về đặc sắc của hiện tượng, sự vật, danh lam thắng cảnh, trò chơi dân gian.

  •  Nhận xét về đặc điểm, ý nghĩa của trò chơi dân gian.

1

 

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 8 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com