A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Theo truyện treo biển nhà hàng đã làm gì để bị chê trách?
- Cá bị hôi
- Bày cá ra bán là tanh khu phố
- Treo biển hiệu
- D. Treo biển “ở đây có bán cá”
Câu 2: Vị khách đầu tiên chê trách điều gì?
- Chê biển không đẹp
- Chê chữ “tươi không hợp lí”
- Chê biển quá to
- Chê biển quá bé
Câu 3: Sau khi vị khách đầu tiên chê, nhà hàng đã làm gì?
- Không làm gì
- Cất luôn biển hiệu
- Bỏ chữ “tươi” đi
- Bỏ chữ cá đi
Câu 4: Vị khách thứ hai đã chê điều gì?
- Chê chữ “tươi”
- Chê chữ “ở đây” không hợp lí
- Chê cá hôi
- Chê người bán
Câu 5: Sau khi nghe vị khách thứ hai chê cửa hàng đã làm gì?
- Bỏ chữ “ở đây”
- Không bỏ chữ nữa
- Thêm chữ vào biển
- Bỏ biển đi
Câu 6: Vị khác thứ ba đã chê biển ở chỗ nào?
- Chê chữ “có bán”
- Khen biển đẹp
- Chê hết cả biển
- Khuyên cửa hàng nên cất biển
Câu 7: Vị khách thứ tư đã chê điều gì?
- Khuyên nên cất biển
- Không chê bất cứ điều gì
- Khen đẹp
- Chê chữ cuối cùng trên tấm biển
Câu 8: Sau khi vị khách thứ tư chê tấm biển cửa hàng đã làm gì?
- Đổi tấm biển khác
- Chỉ bỏ chữ đã bị chê
- Cất luôn tấm biển
- Vẫn để tấm biển
Câu 9: Câu truyện thứ hai nói về điều gì?
- Nói về những người hay nói dối
- Nói về những người đi làm ăn xa
- Nói về những người cùng chí hướng
- Nói về cuộc bàn tán
Câu 10: Sự vô lí của câu chuyện ở chỗ
- Độ sang trọng của tàu
- Độ lớn của tàu
- Độ dài của con tàu
- Chiều cao của con tàu
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Ở truyện “treo biển” nhà hàng đã làm gì khi nghe những lời chê của khách
- Không để ý đến lời chê của khách hàng
- Bỏ chữ ở trên biển đến nỗi không còn chữ nào phải cất đi
- Bỏ luôn biển ngay từ khi khách chê
- Treo cái biển khác
Câu 2: Ở truyện “treo biển” nhà hàng đã mắc phải sai lầm nào sau đây?
- Chê bai người khác
- Không để tâm lời của người khác
- Qúa để tâm lời của người khác
- Tiếp thu lời nói của người khác
Câu 3: Nếu quá để tâm lời của người khác sẽ gây ra hậu quả gì?
- Sẽ sửa chữa được những sai lầm của bản thân
- Chúng ta sẽ dễ bị phân tâm, không kiên định với ý kiến của mình từ đó dễ gây ra sai lầm
- Không gây ra hậu quả gì cả
- Sẽ khiến chúng ta có suy nghĩ không chín chắn
Câu 4: Để không bị phân tâm bởi ý kiến của người khác chúng ta cần là gì?
- Luôn làm theo ý kiến của người khác
- Không nghe người khác nói gì
- Luôn nghe lời họ
- Chỉ tham khảo ý kiến của người khác, phải suy xét kĩ càng khi thay đổi theo ý kiến của họ
Câu 5: Qua câu truyện “treo biển” chúng ta rút ra được bài học gì?
- Không nên nghe ai nói gì cũng tin
- Không nên để tâm đến lời người khác nói rồi đưa ra quyết định
- Không nên nghe người khác góp ý cho mình
- Khi người khác đưa ra ý kiến cho chúng ta, chúng ta cần cẩn thân suy xét rõ ràng trước khi quyết định có làm theo hay không, không tùy tiện làm theo lời người khác, không được gió chiều nào theo chiều đó
Câu 6: Qua câu truyện “nói phét gặp nhau” chúng ta thấy anh đi làm ăn xa có tật xấu gì?
- Hay bốc phét
- Hay nói ngược
- Hay ăn gian
- Hay trêu đùa người khác
Câu 7: Tật xấu này sẽ gây ảnh hưởng gì đến anh ấy?
- Mất đi niềm tin từ mọi người
- Không ảnh hưởng gì
- Sẽ hay nói dối hơn
- Ảnh hưởng đến tự tôn của bản thân
Câu 8: Nói dóc còn gọi là
- Nói luyên thuyên
- Nói ba hoa
- Nói dối
- Nói quá
Câu 9: Câu truyện có sự vô lí ở chỗ cái ghe vậy sự vô lí đó là
- Độ nhỏ của cái ghe
- Độ to của cái ghe
- Chiều rộng của cái ghe
- Chiều dài của cái ghe
Câu 10: Qua câu truyện “nói dóc gặp nhau” em rút ra được bài học gì?
- Không nên nói dối để tránh làm mất uy tín bản thân
- Nên nói dối nhưng ở mức ít
- Không nên nói dối nhiều lần
- Nói dối nhưng đừng để bị phát hiện
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Nếu em cũng là khách ở cửa hàng bán cá em sẽ có lời khuyên gì cho cửa hàng?
- Không nên nghe theo những lời chê
- Không nên quá nghe theo lời người khác để trở thanhf người luôn chạy theo người ta
- Chỉ nên nghe theo lời khen, bỏ qua lời chê
- Không cần nghe ai cả
-----------Còn tiếp --------