A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Đoạn văn phối hợp là gì?
- Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp.
- Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
- Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
- Là đoạn văn không có câu chủ đề.
Câu 2: Đoạn văn song song là gì?
- Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp.
- Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
- Là đoạn văn có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
- Là đoạn văn không có câu chủ đề.
Câu 3: Câu mở đoạn trong đoạn văn phối hợp có tác dụng gì?
- Triển khai ý cụ thể.
- Nêu ý khái quát bậc một.
- Nêu ý khái quất bậc hai.
- Đáp án A,B đúng.
Câu 4: Câu kết đoạn trong đoạn văn phối hợp có tác dụng gì?
- Triển khai cụ thể ý khái quát.
- Là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.
- Nêu ý khái quát bậc một.
- Đáp án B,C đúng.
Câu 5: Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác nào?
- Giải thích.
- Chứng minh.
- Phân tích, bình luận.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Đặc điểm nổi bật của đoạn văn song song là gì?
- Không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào.
- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
- Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.
- Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 7: Câu chủ đề trong đoạn văn phối hợp nằm ở vị trí nào?
- Đầu đoạn văn.
- Cuối đoạn văn.
- Đầu và cuối đoạn văn.
- Bất kể vị trí nào.
Câu 8: Câu chủ đề trong đoạn văn song song nằm ở vị trí nào?
- Đầu đoạn văn.
- Cuối đoạn văn.
- Đoạn văn song song không có câu chủ đề.
- Bất kể vị trí nào.
Câu 9: Kết cấu của đoạn văn phối hợp là gì?
- Tổng hợp – phân tích – tổng hợp.
- Tổng hợp – chứng minh – bình luận.
- Tổng hợp – bình luận – nêu ví dụ.
- Tổng hợp – phân tích – nêu ví dụ.
Câu 10: Kiểu đoạn văn song song rất phù hợp với việc trình bày các thông tin khách quan, không hàm chứa sự đánh giá chủ quan của người viết. Theo em, ý kiến này đúng hay sai?
- Sai.
- Đúng.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và tìm câu chủ đề
“Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”
(Vũ Tú Nam)
- “Biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời” và “Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng”.
- “Biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời”.
- “Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch”.
- “Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề”.
Câu 2: Đoạn văn sau đây thuộc kiểu đoạn văn nào?
“Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn. Bởi sách không chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin, kiến thức về văn hóa, chính trị, về tôn giáo, ... mà còn giúp chúng ta chiêm nghiệm về xã hội xa xưa thông qua các tác phẩm văn học, lịch sử. Nó giúp chúng ta được sống nhiều cuộc đời khác nhau, giúp chúng ta mở mang chân trời mới. Đọc sách, người ta thấu hiểu nhiều điều, nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, có thể nói, sách chính là kho tàng kiến thức của cả nhân loại.”
- Diễn dịch.
- Quy nạp.
- Phối hợp.
- Song song.
Câu 3: Dựa vào các câu in đậm, em hãy xác định kiểu đoạn văn dưới đây
“Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.”
- Diễn dịch.
- Quy nạp.
- Phối hợp.
- Song song.
Câu 4: Đoạn văn dưới đây là đoạn văn song song đúng hay sai?
“Việt Nam đã xoá bỏ vụ lúa chiêm giá rét, cho năng xuất thấp, tạo ra vụ lúa xuân cho năng xuất cao. Nhiều giống lúa và cây ăn quả được lại tạo có năng suất cao. Từ một nước phải nhập khẩu gạo, đến nay nước ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước trong giai đoạn vừa qua.”
- Đúng.
- Sai.
Câu 5: Xác định vị trí câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây
“Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.”
(Lê Thị Tú An)
- Đoạn văn không có câu chủ đề.
- Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
- Câu chủ đề nằm ở giữa đoạn.
Câu 6: Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau
“Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn. Bởi sách không chỉ cung cấp cho chúng ta thông tin, kiến thức về văn hóa, chính trị, về tôn giáo, ... mà còn giúp chúng ta chiêm nghiệm về xã hội xa xưa thông qua các tác phẩm văn học, lịch sử. Nó giúp chúng ta được sống nhiều cuộc đời khác nhau, giúp chúng ta mở mang chân trời mới. Đọc sách, người ta thấu hiểu nhiều điều, nhiều nền văn hóa khác nhau. Vì vậy, có thể nói, sách chính là kho tàng kiến thức của cả nhân loại.”
- “Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn”.
- “Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn” và “Vì vậy, có thể nói, sách chính là kho tàng kiến thức của cả nhân loại”.
- “Sách mang tới cho chúng ta nguồn kiến thức vô hạn” và “Đọc sách, người ta thấu hiểu nhiều điều, nhiều nền văn hóa khác nhau”.
- Đoạn văn không có câu chủ đề.
Câu 7: Xác định kiểu đoạn văn của trường hợp sau. Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.
“Bị cười không phải mọi người đều phản ứng giống nhau. Có người tỏ thái dộ mặc kệ, bất cần, ai cười, người ấy nghe. Có người, nhân bị thiên hạ cười mà nghiêm túc soi xét bản thân, lặng lẽ sửa mình. Nhưng cũng có những người, bị tiếng cười của đám đông nhắm tới, do thiếu bản lĩnh, nên hoảng hốt, lo âu và tưởng rằng khiếm khuyết của mình là rất nghiêm trọng. Rơi vào thế bế tắc, họ tìm lối thoát trong hành vi tiêu cực. Như vậy, sự cười nhạo chẳng phải đã vô tình làm hại người ta đó sao?”
(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe)
- Đoạn văn phối hợp. Câu mở đầu nêu chủ đề của đoạn: mọi người sẽ có phản ứng khác nhau khi bị chê cười. Bốn câu tiếp nêu các kiểu phản ứng cụ thể. Câu cuối đoạn khái quát tác hại của sự cười nhạo đối với con người.
- Đoạn văn song song. Câu mở đầu nêu chủ đề của đoạn: mọi người sẽ có phản ứng khác nhau khi bị chê cười. Bốn câu tiếp nêu các kiểu phản ứng cụ thể. Câu cuối đoạn khái quát tác hại của sự cười nhạo đối với con người.
- Đoạn văn diễn dịch. Câu mở đầu nêu chủ đề của đoạn: mọi người sẽ có phản ứng khác nhau khi bị chê cười. Bốn câu tiếp nêu các kiểu phản ứng cụ thể. Câu cuối đoạn khái quát tác hại của sự cười nhạo đối với con người.
- Đoạn văn quy nạp. Câu mở đầu nêu chủ đề của đoạn: mọi người sẽ có phản ứng khác nhau khi bị chê cười. Bốn câu tiếp nêu các kiểu phản ứng cụ thể. Câu cuối đoạn khái quát tác hại của sự cười nhạo đối với con người.
Câu 8: Đoạn văn nào dưới đây là đoạn văn phối hợp?
- “Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?”
- “Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ.Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.”
- “Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.”
- Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất đối với mỗi người. Mẹ là người thân yêu và gần gũi với chúng ta nhất và có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và trưởng thành của chúng ta. “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Từ những ngày mang bầu chúng ta, mẹ đã phải chịu biết bao nhọc nhằn vất vả. Chín tháng mang nặng đẻ đau rồi đau đớn vô cùng để chúng ta được có mặt trên cõi đời này cơ mà. Tình yêu thương của mẹ lúc nào cũng là vô điều kiện. Tóm lại, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao đẹp mà mỗi người con cần phải trân trọng và tôn thờ.
Câu 9: Xác định kiểu đoạn văn của trường hợp sau đây
“Nón lá thường có hình chóp nhọn, được làm bằng lá cọ phơi khô, có phết sơn bóng phía ngoài. Đây là chiếc nón thông dụng, được người dân ta sử dụng thường xuyên để che nắng, che mưa, cũng như trở thành một thứ biểu tượng cho con người Việt Nam. Cũng có loại nón lá hình tròn, gọi là nón quai thao, đây là nón đặc trưng mà các liền anh liền chị dùng trong các lễ hội giao duyên truyền thống. Ngoài ra còn có nón ngựa, đây là loại nón riêng của tỉnh Bình Định, được làm bằng lá dứa, người ta thường đội khi cưỡi ngựa.”
- Diễn dịch.
- Quy nạp.
- Phối hợp.
- Song song.
Câu 10: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn dưới đây
“Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định. Trước Cách mạng ông sống chủ yếu ở thành phố Hải Phòng trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những về những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương. Sau Cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết cả tiểu thuyết, kí, thơ nổi bật là các bộ tiểu thuyết sử thi nhiều tập. Nguyên Hồng được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.”
- Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở thành phố Nam Định.
- Nguyên Hồng được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
- Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút về những về những người cùng khổ, gần gũi mà ông yêu thương.
- Đoạn văn không có câu chủ đề.
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Sắp xếp các câu dưới đây thành một đoạn văn song song
(1) Giống như trong mọi tác phẩm kinh điển trên thế giới này, Success (thành công) luôn đến sau Failure (thất bại).
(2) Không có con đường thành công nào là khang trang cả.
(3) Nếu bạn muốn tận hưởng ánh nắng của thành công. Bạn phải chịu đựng những cơn mưa thất bại.
(4) Nếu bạn sợ thất bại, bạn sẽ không bao giờ đến được bờ bên kia của thành công.
- (1), (2), (3), (4).
- (1), (3), (2), (4).
- (4), (2), (3), (1).
- (3), (2), (1), (4).
-----------Còn tiếp --------