Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối bài 3: Thực hành tiếng việt: đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Thực hành tiếng việt: đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Đoạn văn diễn dịch là gì?

  1. Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ thể, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.
  2. Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.
  3. Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Đoạn văn quy nạp là gì?

  1. Là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ thể, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.
  2. Là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.
  3. Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Các câu trong đoạn văn diễn dịch được trình bày theo những thao tác nào?

  1. Chứng minh.
  2. Bình luận.
  3. Phân tích.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Các câu trong đoạn văn diễn dịch có thể triển khai kèm theo cảm nhận của người viết, đúng hay sai?

  1. Đúng.

Câu 5: Chức năng của đoạn văn diễn dịch là?

  1. Thể hiện rõ chủ đề.
  2. Triển khai nội dung.
  3. Giải thích ý nghĩa các từ ngữ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 6: Chức năng của đoạn văn quy nạp có giống với chức năng của đoạn văn diễn dịch không?

  1. Có.
  2. Không.

Câu 7: Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy này phù hợp với loại văn bản nào?

  1. Biểu cảm.
  2. Miêu tả.
  3. Tự sự.
  4. Nghị luận.

Câu 8: Cách trình bày đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề là?

  1. Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn.
  2. Câu chủ đề đứng ở giữa đoạn.
  3. Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn.
  4. Đáp án B,C đúng.

Câu 9: Cách trình bày đoạn văn quy nạp có câu chủ đề là?

  1. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
  2. Câu chủ đề nằm ở giữa đoạn.
  3. Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 10: Các câu được trình bày bằng thao tác minh họa, lập luận, cảm nhận và đánh giá chung từ đó rút ra nhận xét là yếu tố của đoạn văn nào?

  1. Diễn dịch.
  2. Quy nạp.
  3. Tổng phân hợp.
  4. Song song.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau

“Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?”

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

  1. Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương.
  2. Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua.
  3. Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung.
  4. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?

Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau

“Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành cây không bằng một vài giây bay lượn, nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.”

  1. Một chiếc lá rụng có linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng.
  2. Có chiếc tựa như mũi tên nhọn, từ cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.
  3. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho tận tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.
  4. Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, hay múa may với làn gió thoảng như thầm bảo rằng vẻ đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại.

Câu 3: Đây là đoạn văn diễn dịch đúng hay sai?

“Hiện nay tình hình giao thông tại thành phố có rất nhiều vấn đề phải nói trong đó có vấn đề ùn tắc giao thông. Các tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc là do những lí do sau: gần trường học, có đường ray xe lửa đi qua, thường xuyên gặp nước khi trời mưa, hệ thống tín hiệu đèn giao thông bị hỏng mà không có sự can thiệp kịp thời của cảnh sát giao thông, và ý thức của người dân… chống ùn tắc giao thông là vấn đề của toàn xã hội, chứ không phải của riêng ngành giao thông, công an. Về lâu dài nên mở rộng diện tích đất khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh ra ngoại ô, tức là giãn dân ra xa khu trung hành chính hiện ra để thực hiện vấn đề trên không còn cách nào là phải quy hoạch lại các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện ra xa trung tâm hiện nay.”

  1. Đúng.

Câu 4: Câu in đậm dưới đây có phải là câu chủ đề không?

“Vẻ đẹp của con người không chỉ thể hiện qua nhan sắc mà còn được khẳng định bởi tài năng và tâm hồn. Nhan sắc là sắc đẹp trời phú, là hình hài mẹ cha ban tặng cho mỗi con người nhưng tài năng, tính cách là sự tu dưỡng, rèn luyện ở mỗi cá nhân.. Một bông hoa dù sắc màu rực rỡ nhưng không tỏa ngát hương thơm, liệu có thu hút được ánh nhìn của mọi người được lâu ? Con người cũng vậy, vẻ đẹp ngoại hình sẽ tạo ấn tượng với người khác nhưng sự tài năng và sâu sắc trong tâm hồn sẽ khiến người khác nhớ mãi về bạn. Do đó mỗi người cần có sự chăm chút chính bản thân mình, để "dù bạn không cao nhưng vẫn khiến người khác phải ngước nhìn". Tài năng hay vẻ đẹp tâm hồn ấy dù có sẵn trong mỗi chúng ta nhưng nếu không chịu học hỏi, bồi đắp kiến thức thì chúng cũng sẽ ngủ quên và dần dần biến mất. Mỗi ngày trôi qua, bạn cần học hỏi nhiều hơn, lắng nghe cuộc sống nhiều hơn để nuôi dưỡng tâm hồn. Đó cũng chính là cách bạn yêu thương và trân trọng chính bản thân mình.”

  1. Có.
  2. Không.

Câu 5: Câu chủ đề của đoạn văn sau nằm ở vị trí nào?

“Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.”

  1. Đầu đoạn văn.
  2. Giữa đoạn văn.
  3. Cuối đoạn văn.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 6: Xác định kiểu đoạn văn dưới đây và cho biết dựa vào yếu tố nào mà em biết được?

“Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.”

  1. Đoạn văn quy nạp, câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.
  2. Đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
  3. Đoạn văn tổng phân hợp, câu chủ đề nằm ở đầu và cuối đoạn văn.
  4. Đoạn văn song hành, không có câu chủ đề.

Câu 7: Đoạn văn dưới đây có phải đoạn văn quy nạp không? Vì sao?

“Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thuê nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.”

  1. Có, vì câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
  2. Có, vì câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
  3. Không, vì câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.
  4. Không, vì không có câu chủ đề.

Câu 8: Đoạn văn dưới đây là đoạn văn diễn dịch, đúng hay sai?

“Nón lá thường có hình chóp nhọn, được làm bằng lá cọ phơi khô, có phết sơn bóng phía ngoài. Đây là chiếc nón thông dụng, được người dân ta sử dụng thường xuyên để che nắng, che mưa, cũng như trở thành một thứ biểu tượng cho con người Việt Nam. Cũng có loại nón lá hình tròn, gọi là nón quai thao, đây là nón đặc trưng mà các liền anh liền chị dùng trong các lễ hội giao duyên truyền thống. Ngoài ra còn có nón ngựa, đây là loại nón riêng của tỉnh Bình Định, được làm bằng lá dứa, người ta thường đội khi cưỡi ngựa.”

  1. Đúng.

Câu 9: Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau đây và cho biết đó là đoạn diễn dịch hay quy nạp?

“Đêm nay là đêm 30, gia đình tôi đang tất bật chuẩn bị mâm cỗ để đón giao thừa. Anh trai và bố đang làm thịt gà, mẹ thì nhào bột làm bánh rán. Năm nào cũng vậy, món bánh rán của mẹ tôi luôn là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ đặc biệt đó. Còn tôi, vì là con gái cưng trong gia đình và là trưởng nữ của dòng họ, nên tôi được ưu ái giao cho nhiệm vụ cùng ông bà trang trí bàn thờ tổ tiên. Mọi người ai trong gia đình, ai cũng cố gắng làm thật nhanh để kịp giờ. Đúng 12 giờ, gia đình chúng tôi, 3 thế hệ đã quây quần đông đủ bên mâm cỗ cùng nâng ly chúc mừng năm mới. Tiếng chúc mừng, tiếng cười, tiếng ly va vào nhau… Tất cả làm cho tôi có một cảm nhận: Gia đình mình thật hạnh phúc.”

  1. Đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề là “Đêm nay là đêm 30, gia đình tôi đang tất bật chuẩn bị mâm cỗ để đón giao thừa”.
  2. Đoạn văn quy nạp, câu chủ đề là “Tất cả làm cho tôi có một cảm nhận: Gia đình mình thật hạnh phúc”.
  3. Đoạn văn song song, không có câu chủ đề.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 10: Xác định câu chủ đề trong đoạn văn sau

“Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo.Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng. Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân chính. Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa.Trong khi sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào trong bài thơ này, tập thơ nọ. Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút”.

  1. Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ phải hình thành một cá tính sáng tạo.
  2. Tuy vậy, theo Xuân Diệu - tuyệt nhiên không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng.
  3. Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong những giây phút cầm bút.
  4. Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa.

III. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Sắp xếp các câu sau đây để hoàn thành một đoạn văn diễn dịch

  • Điện thoại thông minh không chỉ giúp chúng ta có thể liên lạc với nhau ở khoảng cách xa xôi, kết nối thông tin trên toàn thế giới mà còn giúp chúng ta tiếp cận với những kiến thức của toàn nhân loại.
  • Có thể nói, điện thoại thông minh vừa mang tới lợi ích nhưng cũng mang tới nhiều tác hại cho con người.
  • Thế nhưng, nó cũng đem lại cho chúng ta rất nhiều phiền toái như sự trói buộc, lệ thuộc vào điện thoại, những hệ lụy cho con trẻ như nghiện game hay internet, các thông tin đồi trụy, chưa được kiểm duyệt.
  1. (1), (2), (3).
  2. (3), (2), (1).
  3. (1), (3), (2).
  4. (2), (1), (3).

-----------Còn tiếp --------

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm ngữ văn 8 KNTT, bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức, trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối bài 3: Thực hành tiếng việt: đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net