Đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ Văn 8 Kết nối ( đề tham khảo số 2 )

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra cuối kì 2 Ngữ văn 8 kết nối ( đề tham khảo số 2). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 8 - KNTT

A. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) 

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

Tuổi thơ tôi đã hằn sâu trong kí ức những ngọn núi trông xa lấp lánh như kim cương, lúc xanh mờ, khi xanh thẫm, lúc tím lơ, khi rực rỡ như núi ngọc màu xanh. Những năm tháng xa quê, dông tố cuộc đời tưởng chừng cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi. Biết bao đêm trăn trở tôi viết bao trang về con rạch nhỏ cạn lờ chảy qua bến Miễu, cát vàng xâm xấp nước. Tôi yêu màu đá xám đen, tấm phên xác xơ che nắng cho người đập đá. Tôi nhớ ngọn cỏ phất phơ giữa đồng nước lớn, cây cà na trái nặng chùm chùm, cây gáo mồ côi, cây gáo đôi im lìm xa ngoài đồng bãi.”

(Đất quê hương – tuyển tập truyện kí Mai Văn Tạo, NXB Văn nghệ An Giang)

Câu 1 (1 điểm): Đoạn văn trên bày tỏ nhứng tình cảm nào của tác giả? Những chi tiết hình ảnh nào giúp em biết được điều đó?

Câu 2 (1 điểm): Tìm một câu rút gọn trong đoạn văn và cho biết thành phần nào của câu được rút gọn?

Câu 3 (1 điểm): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và nêu tác dụng: “Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mù khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xóa sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Tôi yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi

Câu 4 ( 2 điểm): Quê hương em hoặc nơi em sinh sống chắc hẳn cũng có những nét đẹp riêng. Hãy giới thiệu ngắn gọn về một vài địa danh món ăn hay những giá trị truyền thống tinh thần tốt đẹp đó tới mọi người? Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy những giá trị vật chất tinh thần của quê hương?

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1.(5.0 điểm) Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh mà em đã từng có dịp đến.

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024) 

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm) 

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

  • Tác giả bày tỏ tình yêu và nỗi nhớ với quê hương

  • HS có thể chỉ ra những chi tiết hình ảnh còn mãi trong tâm trí của tác giả: những cánh đồng, tiếng chuông chùa, ánh nắng chiều màu đá xám đen, tấm phên xơ xác

1.0 điểm

Câu 2

- Câu rút gọn : Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya.

- Thành phần rút gọn: chủ ngữ

1.0 điểm

Câu 3

  • Biện pháp tu từ: điệp ngữ “tôi yêu” hoặc “yêu”

  • Tác dụng: Giúp chúng ta thấy rõ tình yêu quê hương sâu sắc, chân thành của tác giả. Qua đó người đọc cũng hiểu được yêu quyê hương là yêu những gì bình dại nhất, gần gũi, thân thuộc nhất của quê hương

  1. điểm

Câu 4

  • HS giới thiệu về một cảnh đẹp nơi mình sinh sống đồng thời việc làm để giữ gìn phát huy những giá trị tinh thần, vật chất của quê hương.

+ Nâng niu trân trọng những nét đẹp đó

+ Giới thiệu quảng bá những hình anh của quê hương, địa phương mình với bạn bè trong nước và quốc tế

+ Tìm tòi sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần mang đậm bản sắc Việt Nam để lam giàu cho quê hương đất nước

2.0 điểm

B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

Đáp án

Điểm

Câu 1: 

  1. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh 

Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận 

0.5 điểm

  1. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh mà em yêu thích.

Hướng dẫn chấm:

  • HS xác định đúng vấn đề cần thuyết minh: 0.5 điểm

  • HS xác định chưa đúng vấn đề cần thuyết minh: 0  điểm

0.5 điểm

  1. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận

HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng.  Dưới đây là một số gợi ý cần hướng tới:

  • Đặt vấn đề

+ Giới thiệu đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh mà em định giới thiệu

  • Giải quyết vấn đề

+ Vị trí địa lí, địa chỉ

+ Diện tích

+ Phương tiện di chuyển đến đó

+ Phong cảnh xung quanh

  • Giới thiệu về lịch sử hình thành: Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành, ý nghĩa tên gọi.

  • Giới thiệu về kiến trúc cảnh vật: Cấu trúc khi nhìn xa, chi tiết

  • Ý nghĩa lịch sử văn hoa của danh lam thắng cảnh đó đối với: địa phương và đất nước.

Kết luận vấn đề.

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 3 điểm.

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 2 điểm – 2.75 điểm.

- Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm.

3.0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0.5 điểm

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

0

1

 

 

 

 

 

 

0

1

1

Thực hành tiếng Việt

 

 

0

1

 

 

0

1

0

2

2

Viết

 

 

 

 

0

2

 

 

0

2

7

Tổng số câu TN/TL

0

1

0

1

0

2

0

0

0

5

10

Điểm số

0

1

0

1

0

7

0

0

0

10

10

Tổng số điểm

1.0 điểm

10%

1.0 điểm

10%

7.0 điểm

20%

1.0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: NGỮ VĂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

4

0

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết

 

-   Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt.

-   Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

1

0

 

C1

Thông hiểu

 

  • Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

  • Hiểu được nội dung chính của văn bản

  • Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

  • Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.

1

0

 

C2

Vận dụng

  • Trình bày được những cảm nhận sâu sắc rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

  • Đánh giá nét độc đáo của văn bản thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống qua cách sử dụng từ ngữ hình ảnh và giọng điệu.

  • Thông điệp từ văn bản

1

 

 

C4

 

Vận dụng cao

- Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

1

0

 

C3

VIẾT

1

0

 

 

 

Vận dụng 

Viết văn bản thuyết minh về một sự vật hiện tượng, danh lam thắng cảnh.

*Nhận biết

- Xác định được cấu trúc bài văn thuyết minh về một số sự vật, hiện tượng danh lam thắng cảnh.

- Xác định được kiểu bài thuyết minh về một số sự vật, hiện tượng danh lam thắng cảnh.

(nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm, ý nghĩa….)

- Giới thiệu về đề tài cần thuyết minh.

*Thông hiểu

- Một số thông tin về nguồn gốc, xuất xứ….

- Lý giải được một số đặc điểm của các sự vật, danh lam thắng cảnh.

- Phân tích cụ thể rõ ràng về vấn đề cần thuyết minh

* Vận dụng

- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết các phương thức biểu đạt các thao tác thuyết minh, cảm nhận về đặc sức của hiện tượng, sự vật, danh lam thắng cảnh.

  •  Nhận xét về đặc điểm sự vật hiện tượng, ý nghĩa của danh lam thắng cảnh.

1

 

 

C1 phần tự luận

 

Tìm kiếm google: Đề thi Ngữ văn 8 Kết nối, bộ đề thi ôn tập theo kì Ngữ văn 8 Kết nối tri thức, đề kiểm tra cuối kì 2 ngữ văn 8 kết nối

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net