Phiếu trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

  1. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Tác giả văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai?

  1. Nguyễn Du.
  2. Hồ Chí Minh.
  3. Tố Hữu.
  4. Đặng Thai Mai.

Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả Hồ Chí Minh là?

  1. 1890 – 1969.
  2. 1891 – 1970.
  3. 1892 – 1971.
  4. 1893 – 1972.

Câu 3: Khẳng định nào dưới đây đúng về Hồ Chí Minh?

  1. Là nhà cách mạng, lãnh tụ của Việt Nam.
  2. Là nhà văn, nhà thơ.
  3. Là nhà văn hóa lớn.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Hồ Chí Minh đã để lại cho đời sau những di sản văn học nào?

  1. Văn chính luận.
  2. Truyện kí.
  3. Thơ ca.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Đáp án nào dưới đây không phải là áng văn nổi tiếng của Hồ Chí Minh?

  1. Tuyên ngôn Độc lập.
  2. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  3. Thu điếu.
  4. Không có gì quý hơn độc lập tự do.

Câu 6: Xuất xứ của tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là?

  1. Trích trong tập “Đường cách mệnh”.
  2. Trong cuốn “Người cùng khổ”.
  3. Trong tập “Việt Bắc”.
  4. Trích trong báo cáo chính trị của tác giả tại Đại hội lần thứ 2, tháng 2 năm 1951.

Câu 7: Tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong thời kì nào?

  1. Thời kì kháng chiến chống Pháp.
  2. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
  3. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
  4. Những năm đầu thế kỉ XX.

Câu 8: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là?

  1. Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như chiến sĩ ngoài mặt trận.
  2. Bác luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
  3. Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được chia làm mấy phần?

  1. 1 phần.
  2. 2 phần.
  3. 3 phần.
  4. 4 phần.

Câu 10: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” viết về vấn đề gì?

  1. Tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.
  2. Tinh thần yêu nước của tác giả.
  3. Tình yêu thiên nhiên mãnh liệt.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 11: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện qua phần nào của tác phẩm?

  1. Nhan đề.
  2. Phần mở đầu.
  3. Phần thân.
  4. Phần kết.

Câu 12: Theo em, mục đích của văn bản này là gì?

  1. Giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  2. Khẳng định tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
  3. Đề cao tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.
  4. Đáp án B,C đúng.

II. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào?

  1. Câu mở đầu tác phẩm.
  2. Câu mở đầu đoạn hai.
  3. Câu mở đầu đoạn ba.
  4. Phần kết luận.

Câu 2: Trong tác phẩm, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong quãng thời gian nào?

  1. Trong quá khứ.
  2. Trong hiện tại.
  3. Trong quá khứ và hiện tại.
  4. Trong tương lai.

Câu 3: Bài văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?

  1. Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
  2. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
  3. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt.
  4. Cả A,B đều đúng.

Câu 4: Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bài văn là ở thời kì nào ?

  1. Trong quá khứ.
  2. Trong cuộc kháng chiến hiện tại.

C.Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc.

  1. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các chiến trường.

Câu 5: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn của mình?

  1. Tiềm tàng, kín đáo.
  2. Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
  3. Khi thì tiềm tàng, kín đáo, lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
  4. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục.

Câu 6: Nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?

  1. Sử dụng biện pháp so sánh.
  2. Sử dụng biện pháp ẩn dụ.
  3. Sử dụng biện pháp nhân hoá.
  4. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…”.

Câu 7: Thủ pháp liệt kể được sử dụng tích hợp trong tác phẩm có tác dụng gì?

  1. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  2. Làm sự vật trở nên gần gũi hơn với con người.
  3. Thể hiện được sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước của nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, địa phương.
  4. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 8: Các động từ “kết thành”, “lướt qua”, “nhấn chìm” có tác dụng gì?

  1. Thể hiện được sư đa dạng, phong phú của từ ngữ.
  2. Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  3. Thể hiện những hoạt động bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
  4. Thể hiện sức mạnh của lòng yêu nước với nhiều sắc thái khác nhau.

Câu 9: Tác phẩm có bao nhiêu hình ảnh so sánh đặc sắc?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 10: Câu văn nào ở phần 1 khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong văn bản?

  1. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
  2. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
  3. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
  4. Đáp án A,B đúng.

Câu 11: Tinh thần yêu nước trong các cuộc kháng chiến chống Pháp thể hiện qua những yếu tố nào?

  1. Từ các lứa tuổi: già tới trẻ.
  2. Khắp các vùng miền: miền ngược tới miền xuôi.
  3. Mọi giai cấp, khắp các mặt trận.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 12: Trong văn bản không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  1. Bố cục chặt chẽ.
  2. Nhân hóa.
  3. Dẫn chứng chọn lọc, xác thực, được trình bày thứ tự theo thời gian nhằm làm nổi bật tính toàn dân.
  4. Lối so sánh độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cho người đọc thấy được sức mạnh, giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?

  1. Làm cho tinh thần yêu nước được đưa ra trưng bày.
  2. Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
  3. Ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, cha ông ta.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ…”

  1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  2. Tình yêu quê hương của tác giả.
  3. Nỗi nhớ thương da diết của tác giả đối với quê hương, đất nước.
  4. Đáp án A,B đúng.

-----------Còn tiếp --------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm ngữ văn 8 KNTT, bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức, trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm ngữ văn 8 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net