A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Thế nào là thành ngữ?
- Là tập hợp các từ không đổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên nó
- Là tập hợp của các từ không đổi
- Là tập hợp các từ không đổi, không thể giải thích nghĩa
- Là tập hợp các từ không có nghĩa
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là thành ngữ?
- Nhà nước
- Mở một khoa
- Miệng thét loa
- Ngoảnh cổ
Câu 3: Có mấy loại thành ngữ?
- 8
- 9
- 10
- Rất nhiều, không đếm được
Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là thành ngữ?
- Mụ đầm ra
- Váy lê quét đất
- Nào ai đó
- Cảnh nước nhà
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là thành ngữ?
- Có máu mặt
- Trường thọ
- Hay ăn quà
- Tính cộc cằn
Câu 6: Trong các câu sau, câu nào là thành ngữ?
- Chết ngay lập tức
- Chết tươi
- Chết nhăn răng
- Chết già
Câu 7: Từ “gian” có yếu tố Hán Việt tương ứng là?
- Gian nan
- Ăn gian nói dối
- Gian lao
- Gian khổ
Câu 8: Câu nào có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa?
- Nam sinh, nam quyền, nam phong
- Kim chỉ nam, nam sinh
- Kim chỉ nam, nam phong
- Nam sinh, nam quyền, nam tính
Câu 9: Kim chỉ nam nghĩa là gì?
- Nói về kim chỉ
- Chỉ người tên Nam
- Chỉ lối đi
- Chỉ phương hướng
Câu 10: Nam quyền là gì?
- Quyền hạn của phái nam
- Quyền của người tên Nam
- Phái nam luôn có quyền làm tất cả
- Quyền tự quyết của phái nam
Câu 11: Nam phong là gì?
- Gió ở hướng Bắc
- Gió ở hướng Nam
- Gió ở hướng Tây
- Gió ở hướng Đông
Câu 12: Nam sinh là gì?
- Chỉ những người được sinh ra
- Chỉ những sinh viên là nữ
- Chỉ những sinh viên là nam
- Chỉ những ai sinh ra có giới tính nam
Câu 13: Khi sử dụng các từ Hán Việt cần lưu ý điều gì?
- Đồng âm
- Đồng nghĩa
- Từ láy
- Từ địa phương
Câu 14: Hiện tượng các từ cùng âm trong từ Hán Việt thường có
- Nghĩa khác nhau, có liên quan đến nhau
- Nghĩa không khác nhau, không liên quan đến nhau
- Nghĩa khác nhau, có liên quan đến nhau
- Nghĩa khác nhau, không liên quan đến nhau
Câu 15: Dĩ hòa vi quý là gì?
- Giảng hòa với mọi người
- Hòa nhã, hòa đồng với mọi người
- Làm hòa với mọi người
- Hòa hoãn với mọi người
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Cấu tạo của thành ngữ dựa vào những yếu tố nào?
- Số lượng thành tố
- Kết cấu ngữ pháp
- Số từ trong câu
- Số lượng thành tố và kết cấu ngữ pháp
Câu 2: Trong số lượng thành tố thì có những yếu tố nào?
- Thành ngữ kết cấu 3 tiếng, thành ngữ kết cấu 4 từ đơn hay 2 từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ
- Thành ngữ kết cấu 3 tiếng
- Thành ngữ kết cấu 4 từ đơn hay 2 từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ
- Thành ngữ kết cấu 4 tiếng
Câu 3: Đâu là thành ngữ có sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép
- Trời trong xanh
- Ác như Hùm
- Có máu mặt
- Bé hạt tiêu
Câu 4: Đâu là thành ngữ không có sự kết hợp giữa một từ đơn và một từ ghép
- Bé hạt tiêu
- Bụng bảo dạ
- Chết nhăn răng
- Cá cắn câu
Câu 5: Đâu là thành ngữ có bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp
- Ăn uống ngủ nghỉ
- Bán vợ đợ con
- Ăn chơi hết mình
- Ăn dầm nằm dề
Câu 6: Câu nào không phải là thành ngữ có 4 từ đơn hay 2 từ ghép liên hợp
- Ăn nói bộp chộp
- Bảng vàng bia đá
- Phong ba bão táp
- Ăn to nói lớn
Câu 7: Câu nào là thành ngữ có láy ghép?
- Ăn bớt ăn xén
- Ác giả ác báo
- Ăn nên làm ra
- Ác giả ác báo
Câu 8: Dựa vào kết cấu ngữ pháp thì có những yếu tố nào?
- Câu có kết cấu CN-VN
- Câu có kết cấu c-v, v-c
- Câu có kết cấu CN-VN, câu có kết cấu c-v, v-c
- Câu sai ngữ pháp
Câu 9: Thành ngữ có đặc điểm gì
- Có tính hình tượng
- Có tính khái quát
- Có tính hàm súc
- Có tính hình tượng, khái quát, hàm súc, dựa trên các hình ảnh cụ thể
Câu 10: Tác dụng của thành ngữ
- Bày tỏ tình cảm
- Bày tỏ, bộc lộ tâm tư, tình cảm của người nói, người viết
- Bộc lộ cảm xúc
- Thể hiện thái độ
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Thành ngữ nào sau đây có trong bài “thương vợ” của Tế Xương
- Làm lụng quanh năm
- Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời
- Lặn lội thân cò
- Làm ăn thất bại
-----------Còn tiếp --------