A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Thế nào là biệt ngữ xã hội?
- Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp nhất định.
- Là từ ngữ chỉ được dùng duy nhất ở một địa phương.
- Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp xã hội.
- Là từ ngữ được dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân.
Câu 2: Đặc điểm của biệt ngữ xã hội là gì?
- Từ ngữ được toàn dân đều biết và hiểu.
- Phạm vi sử dụng trong một địa phương nhất định.
- Là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng thể hiện ở ngữ âm, ngữ nghĩa.
- Từ ngữ được ít người biết đến và sử dụng.
Câu 3: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
- Không nên quá lạm dụng biệt ngữ xã hội.
- Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
- Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được biệt ngữ xã hội.
- Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 4: Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?
- Sai.
- Đúng.
Câu 5: Trường hợp nào có thể sử dụng biệt ngữ xã hội?
- Khi viết đơn xin phép nghỉ học gửi lên Ban giám hiệu.
- Khi tham gia thi thuyết trình trên phạm vi toàn quốc.
- Sử dụng trong thơ văn, những sáng tác văn học.
- Khi trao đổi, trò chuyện với người địa phương.
Câu 6: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, cần chú ý đến những vấn đề gì?
- Địa vị của người được giao tiếp trong xã hội.
- Nghề nghiệp và đơn vị công tác của người được giao tiếp.
- Hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp.
- Cách thức và mục đích giao tiếp.
Câu 7: Biệt ngữ xã hội nên sử dụng trong những hoàn cảnh nào?
- Trong khẩu ngữ.
- Trong thơ văn.
- Trong giao tiếp hàng ngày.
- Đáp án A,B đúng.
Câu 8: Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta cần làm gì?
- Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
- Cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
- Chỉ sử dụng trong một số ngành nghề.
- Sử dụng trong một phạm vi rộng lớn.
Câu 9: Đâu là biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa?
- Trẫm, long bào, phi tần.
- Rụng, táp.
- Thánh, nữ tu, ông quản.
- Chi, mô, răng rứa.
Câu 10: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội khác nhau ở điểm nào?
- Phạm vi của từ ngữ địa phương rộng hơn biệt ngữ xã hội.
- Phạm vi của từ ngữ địa phương hẹp hơn biệt ngữ xã hội.
- Biệt ngữ xã hội có thể sử dụng ở mọi tầng lớp, từ ngữ địa phương chỉ sử dụng trong một tầng lớp nhất định.
- Cả 3 đáp án trên đều sai.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, quan thương thư, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?
- Biệt ngữ của nhân dân lao động.
- Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
- Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
- Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.
Câu 2: Tìm biệt ngữ xã hội trong câu “Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn”.
- Ngỗng.
- Chán.
- Mình.
- Bài tập làm văn.
Câu 3: Giải thích ý nghĩa của từ “hầu”
- Tước thứ hai, sau tước công trong bậc thang tước hiệu thời phong kiến.
- Quân sĩ bảo vệ vua.
- Từ dùng để chỉ nhà vua.
- Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 4: Biệt ngữ xã hội dùng trong những tầng lớp nào?
- Tầng lớp học sinh, sinh viên.
- Tầng lớp các tôn giáo.
- Tầng lớp phong kiến xưa.
- Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 5: Biệt ngữ nào dưới đây không phải của vua quan trong triều đình phong kiến?
- Trẫm.
- Trúng tủ.
- Long thể.
Câu 6: Biệt ngữ của học sinh, sinh viên là
- Trượt vỏ chuối.
- Trúng tủ.
- Ngỗng.
- Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Câu 7: Biệt ngữ của lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp) là
- Gậy, ngỗng, trúng tủ,...
- Chọi, choai, xế lô, táp lô…
- Trẫm, khanh, long bào…
- Đáp án A, C đúng.
Câu 8: Các từ ngữ “bá, má, bầy tui…” là biệt ngữ xã hội đúng hay sai?
- Đúng.
Câu 9: Biệt ngữ xã hội có nghĩa là trang phục của vua chúa?
- Thuyền ngự.
- Binh lính.
- Y phục.
- Long bào.
Câu 10: Giải thích ý nghĩa của biệt ngữ “thiên tử”
- Con của trời, xưa dùng để chỉ nhà vua.
- Thuyền của nhân dân dùng để đánh bắt cá.
- Con người.
- Chỉ cái chết.
III. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Chỉ ra biệt ngữ xã hội trong đoạn hội thoại sau đây
- Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết lý do vì sao không?
- Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.
- Buồn buồn.
- Vì sao.
- Hem.
- Dạo này.
-----------Còn tiếp --------